»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:21:37 AM (GMT+7)

Phú Thọ: Công ty TNHH Môi trường Phú Hà Xả thải "bức tử" đồng lúa của dân?

(10:06:13 AM 23/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Thời gian qua, người dân thôn 9, xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đang “sống dở, chết dở” vì nhiều diện tích đất cấy lúa bị ô nhiễm nặng, lúa chết lụi dần, thậm chí không kịp trổ bông. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này theo người dân là do nước thải của Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà tràn ra.

Phú[-]Thọ:[-]Công[-]ty[-]TNHH[-]Môi[-]trường[-]Phú[-]Hà[-]Xả[-]thải[-]"bức[-]tử"[-]đồng[-]lúa[-]của[-]dân?
Cánh đồng bỏ hoang tại thôn 9, xã Minh Phú


Đường cùng vì ô nhiễm!


Nhiều hộ dân thôn 9 thuộc địa phận xã Minh Phú, Đoan Hùng phản ảnh về việc hàng trăm diện tích lúa chết dần, lép hạt hoặc không thể trổ bông, đất cấy lúa đang bị ô nhiễm nặng và không còn khẳ năng phục hồi bởi nước thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà (Công ty) xả thải tràn ra ngoài đồng ruộng.

Nhiều người dân cho biết,  nước ruộng đen kịt ngay cả cỏ cũng không sống được. Họ đã tiến hành quải lúa (cấy – PV) nhưng lần thứ nhất lúa chết, lần thứ 2 lúa vẫn không thể sống sót nên đành bỏ ruộng hoang. Thủ phạm gây ra việc này, các hộ dân có ruộng đều khẳng định là do Công ty TNHH Môi trường Phú Hà có Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế đặt tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, Phú Thọ. Công ty được UBND tỉnh Phú Thọ cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận là mương nước thoát nước chung của khu vực thuộc xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Chính vì vậy người dân tại thôn 9 đã hứng chịu thảm kịch mất lúa, mất ruộng.

Tại khu vực cánh đồng Đầm Giao, Đầm Thịnh, thuộc địa phận thôn 9, bà Nguyễn Thị Hồng bức xúc cho biết: Bây giờ chúng tôi thực sự trắng tay. Cả mấy đời nhà tôi ở đây chưa bao giờ rơi vào tình cảnh phải bỏ ruộng hoang vì lúa chết, từ khi nước thải tràn vào, cả 5 sào ruộng đành mất trắng. Nông dân chỉ trông chờ vào đồng ruộng mà giờ chết sạch cả lúa cả cá, bước đường cùng buộc phải trả ruộng cho Hợp tác xã vì không thể trồng cấy.

Ông Hoàng Văn Kiện trưởng thôn 9, xã Minh Phú cho biết : Hiện có 24 hộ trong thôn có diện tích lúa bị chết, diện tích 3,4ha. Ngày 3/7/2015 chúng tôi đã báo cáo lên UBND xã Minh Phú về kiểm tra và tới ngày 14/7, Phòng TN&MT huyện Đoan Hùng cũng về kiểm tra, tiếp đó ngày 31/7, Sở TN&MT về kiểm tra nhưng kết luận của sở TN&MT Phú Thọ lại đi ngược với những gì người dân khẳng định(?!). Bởi theo báo cáo số 1162/TNMT – CCMT do ông Lưu Văn Doanh, Phó Giám đốc Sở TN&MT Phú Thọ ký ngày 1/9/2015 khẳng định, việc UBND huyện Đoan Hùng phản ánh Công ty TNHH Môi trường Phú Hà có các cửa xả chất thải sang khu vực Đầm Giao, Đồng Thịnh của thôn 9 xã Minh Phú là không chính xác và chưa có cơ sở khẳng định lúa chết là do hoạt động xả nước thải của Công ty?

Nhiều thông số đều… vượt

Để tìm hiểu khách quan sự việc chúng tôi đã tới trụ sở Công ty TNHH Môi trường Phú Hà và có liên hệ với lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, Giám đốc công ty không làm việc với phóng viên và cũng không đưa ra bất cứ lý do gì.

Theo tìm hiểu của phóng viên,  kết quả quan trắc phân tích môi trường do Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Phú Thọ thực hiện tại Công ty TNHH Môi trường Phú Hà cho thấy mẫu nước mặt tại ruộng lúa chết so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (cột A) có nhiều thông số vượt giới hạn cho phép như: Thông số BOD5 là 87mg/l vượt 14,5 lần; COD là 264mg/l vượt 17,6 lần; thông số TSS là 275mg/l vượt 9,2 lần, NH4 - N là 2,531 mg/l vượt 12,6 lần…

Vậy là, trong khi người dân đang bức xúc và khẳng định nước thải của Công ty TNHH Môi trường Phú Hà đầu độc cánh đồng lúa chết, đất không có khả năng khôi phục, các thông số kiểm tra về tổng hàm lượng kim loại, chất hữu cơ, hợp chất lơ lửng đều vượt so với quy định, thì Sở TN&MT Phú Thọ lại khẳng định lúa chết do nước thải là chưa có cơ sở!?

Để đảm bảo tính khách quan, tránh xung đột giữa người dân và công ty, thiết nghĩ UBND tỉnh Phú Thọ, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) cần vào cuộc lấy mẫu phân tích kịp thời. Nếu để lâu, khu vực này sẽ trở thành hoang hóa, khi đó những “bờ xôi ruộng mật” của người dân sẽ bị cỏ dại xâm lấn, người dân lại quay về cảnh cơ cực, tái diễn nghèo đói và nguy hiểm hơn, lượng nước không đạt chuẩn của khu xử lý rác thải tập trung sẽ gây ô nhiễm thế nào đến chất đất, nguồn nước ngầm ở khu vực này (?).

Theo TN&MT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phú Thọ: Công ty TNHH Môi trường Phú Hà Xả thải "bức tử" đồng lúa của dân?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI