»

Thứ năm, 31/10/2024, 08:23:41 AM (GMT+7)

Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam

(09:16:58 AM 31/05/2019)
(Tin Môi Trường) - Do địa thế phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên rất nhiều chất thải độc hại từ sự phát triển công nghiệp, khoáng sản ở nước này đã chảy vào Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Phó[-]Tư[-]lệnh[-]Quân[-]khu[-]2[-]cảnh[-]báo[-]thượng[-]nguồn[-]Trung[-]Quốc[-]gây[-]ô[-]nhiễm[-]sông[-]suối[-]Việt[-]Nam

Đại biểu Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2- ẢNH NGỌC THẮNG

 
Phát biểu về vấn đề môi trường tại phiên thảo luận của Quốc hội chiều nay (30.5), đại biểu Sùng Thìn Cò (Hà Giang), Phó tư lệnh Quân khu 2 cho rằng đã đến lúc cần phải có giải pháp bảo vệ môi trường tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
 
Theo đại biểu, về địa thế tự nhiên, phía Trung Quốc cao hơn Việt Nam, nên sông suối đều chảy từ Trung Quốc về Việt Nam.
 
Điều này gây ra một số hệ lụy, khi phía Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khai thác tài nguyên khoáng sản mức độ lớn. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa cao, phía Trung Quốc cũng xuất hiện nhiều các trung tâm cư dân sát biên giới. Từ đó, không ít chất thải, nước thải độc hại đã được xả xuống sông, suối biên giới và chảy vào Việt Nam, gây không ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, sản xuất của người dân Việt Nam.
 
“Đề nghị Chính phủ rà soát, nếu chưa có hiệp định về quản lý, bảo vệ môi trường xuyên biên giới thì sớm đàm phán với Trung Quốc để ký hiệp định trên, để đảm bảo biên giới là lá phổi xanh của đất nước, bảo vệ sức khỏe, môi trường Việt Nam”, đại biểu này nói.
 
Vấn đề thứ hai được đại biểu nêu ra, cũng liên quan đến Trung Quốc, là việc nước này đầu tư rất nhiều hồ thủy điện cả to, vừa và nhỏ.
 
Theo công ước quốc tế, các nước thượng nguồn có trách nhiệm điều hòa nước cho hạ nguồn để đảm bảo đời sống, sản xuất. Tuy nhiên, theo đại biểu Cò, có những lúc phía Trung Quốc cố tình không điều hòa nước xuống hạ nguồn, có những lúc lại xả lũ bất ngờ không thông báo cho phía Việt Nam, gây ô nhiễm môi trường, nguy hại cho tính mạng, mùa màng của người Việt Nam.
 
Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ và các tỉnh biên giới có công hàm, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho Việt Nam nếu đúng là thiệt hại do phía Trung Quốc gây nên, để đảm bảo thực hiện đúng theo công ước quốc tế và các văn bản thỏa thuận giữa Việt Nam và Trung Quốc.
 
Bên cạnh đó, đề cập đến vấn đề ô nhiễm nông thôn và việc hàng năm Việt Nam chi đến hơn 500 triệu USD để mua hàng ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật. “Hiện đã có nguy cơ ô nhiễm môi trường, đất đai, nguồn nước ở nông thôn, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Tỷ lệ ung thư của người nông dân có xu hướng gia tăng. Đề nghị Chính phủ sớm có biện pháp, giải pháp xử lý để nhân dân yên tâm”, đại biểu Sùng Thìn Cò nói.
Vũ Hân (báo TN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phó Tư lệnh Quân khu 2 cảnh báo thượng nguồn Trung Quốc gây ô nhiễm sông suối Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI