»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:59:01 PM (GMT+7)

Phát triển thủy điện: đến lúc nhìn lại

(11:01:48 AM 24/12/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Những tai nạn chết người như trên công trường thủy điện Suối Sập 1 (xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) vừa qua là vô cùng thương tâm. Tác động của thủy điện đến môi trường, đời sống con người ngày càng rõ và con người đã nhận thấy mình phải trả giá quá đắt.

Thủy điện Suối Sập (xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La)

Cái lợi trước mắt sản sinh ra điện cung cấp cho sản xuất, tiêu dùng, đem lại nguồn thu dài dài khá lớn cho các nhà đầu tư có vẻ như đã làm rất nhiều người quên đi việc đặt vấn đề: Làm thủy điện dễ hay khó, tác động trước mắt và lâu dài đối với môi trường, sinh thái, sinh kế ra sao?

 

Hiện nay, người ta đã phó mặc những vấn đề trên cho các kết luận trong việc nghiên cứu đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng, có lẽ không một bản đánh giá tác động môi trường nào lại đi kết luận rằng xây dựng thủy điện này hay thủy điện kia có hại, không nên xây. Hầu hết các đánh giá tác động môi trường sau rất nhiều lý luận, phân tích mang vẻ “đặc biệt sâu sắc”, đều kết luận là việc xây dựng thủy điện này, thủy điện kia sẽ mang lại “lợi nhiều hơn hại” do đó ắt phải xây.

 

Ai lợi, ai hại với thủy điện là câu hỏi không dễ trả lời. Thế giới đã phải một thời dừng xây dựng đập để nghiên cứu các tác động xấu của chúng và đã đưa ra nhiều nguyên tắc để phát triển thủy điện bền vững, nhưng chúng ta vẫn say sưa cho phép đầu tư, xây dựng ngày càng nhiều các công trình thủy điện.

 

Chỉ trong vòng 20 năm trở lại đây, Việt Nam đã có gần 500 công trình thủy điện lớn nhỏ được xây dựng trên hầu hết hệ thống sông suối. Nhà nhà làm thủy điện, người người làm thủy điện. Người ta sẵn sàng thay đổi quy hoạch một dòng sông, đoạn sông nếu tìm thấy chỗ có thể đặt được một trạm thủy điện.

 

Cảnh quan ư? Đa dạng sinh học ư? Sự vỡ vụn các dòng sông ư?... Có vẻ những điều đặt ra đây chỉ còn là lý thuyết. Rất ngạc nhiên trong thời gian vừa qua cũng như hiện nay chúng ta cho phát triển thủy điện nhanh và dễ đến như vậy. Thủy điện là công trình hạ tầng mà kỹ thuật xây dựng rất khó, đòi hỏi phải có tiêu chuẩn kỹ thuật vô cùng khắt khe, bởi không chỉ vì là công trình can thiệp mạnh nhất đến sinh thái, môi trường của một dòng sông, dòng suối, mà còn là sự an toàn của các công trình này dù nhỏ hay lớn. Mọi công trình thủy điện đều gắn với an toàn sinh mạng, của cải của hàng triệu người sinh sống trên các làng mạc hoặc những TP nơi hạ lưu.

 

Những đập thủy điện lớn do Nhà nước xây dựng, với tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe, với lực lượng xây dựng chuyên nghiệp thực hiện nên cho chất lượng tốt. Nhưng các đập thủy điện vừa và nhỏ chúng ta không thể biết được chất lượng công trình ra sao, vì hiện nay rất nhiều doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể đầu tư và xây dựng thủy điện.

 

Đánh giá của Bộ Công thương trong công văn gửi Thủ tướng về kết quả kiểm tra, rà soát, đánh giá về quy hoạch, đầu tư và vận hành các dự án thủy điện đã khẳng định: “Các đơn vị tư vấn và nhà thầu xây dựng được lựa chọn đều có chức năng hành nghề theo quy định, nhưng chất lượng thiết kế và thi công tại một số dự án thủy điện nhỏ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân chính là do các đơn vị tư vấn mới thành lập còn thiếu kinh nghiệm, nhà thầu thi công thiếu nhân lực và thiết bị. Chủ đầu tư các dự án thủy điện nhỏ chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, thiếu cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm đầu tư xây dựng thủy điện nên quản lý chất lượng chưa thật chặt chẽ. Một số dự án chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường”.

 

Đọc những dòng đánh giá này chắc chắn các nhà chuyên môn và tất cả chúng ta đều phải nóng lòng lo lắng. Chúng ta đã trót sống những ngày “Nhất phá sơn lâm, nhì đâm hà bá” để làm thủy điện và đây là lúc phải dừng lại, nhìn lại mình.

 

 

 

TS ĐÀO TRỌNG TỨ (giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu, nguyên phó tổng thư ký Ủy ban sông Mekong VN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát triển thủy điện: đến lúc nhìn lại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI