»

Thứ bảy, 02/11/2024, 08:27:34 AM (GMT+7)

Nỗi lo từ những cổ thụ Sài Gòn bị đốn

(07:06:40 AM 04/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Trong tám cây dầu bị đốn tại công trường Lam Sơn (TP.HCM), có tới sáu cây hầu như bộ rễ đã mục đến 60-70% và không cây nào còn rễ cọc. Điều này đã gây lo ngại đến an toàn của cây xanh trên đường phố Sài Gòn.


Cây dầu mục gốc tại công trường Lam Sơn - Ảnh: Bùi Văn Thành


Đường phố Sài Gòn được đặc trưng bằng những hàng cây dầu thẳng tắp, cao lớn, hiên ngang như tính cách của người Nam bộ. Vì thế khi thành phố phải đốn hàng dầu cổ thụ tại công trường Lam Sơn - những chứng tích cho sự thăng trầm của thành phố hàng trăm năm qua - để làm dự án nhà ga ngầm tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên, đã có biết bao sự nuối tiếc.

Theo những ảnh chụp trên postcard từ những năm 1900 (cũng trùng với thời gian khánh thành Nhà hát lớn Sài Gòn), hàng cây này lúc đó trên 30 tuổi. Điều này cũng đúng theo tài liệu về Thảo cầm viên Sài Gòn: năm 1864 khi được giao cho thành lập Vườn thực vật Sài Gòn (nay là Thảo cầm viên Sài Gòn), nhà thực vật học người Pháp Jean Baptiste Louis Pierre đã đưa những cây dầu về trồng cả trong vườn thực vật và đường phố.

Từ đó có thể dự đoán hàng dầu tại công trường Lam Sơn đến lúc này khoảng 150 tuổi (ở trong rừng tự nhiên tuổi thọ của cây dầu trên 300 năm).

Thế mà tại đây khi đốn xuống mới thấy trong tám cây dầu có tới sáu cây hầu như bộ rễ đã mục đến 60-70%, gốc cây đều rỗng và đặc biệt không cây nào còn rễ cọc, mặc dù dầu là loài cây có bộ rễ cọc phát triển rất mạnh tỉ lệ thuận với chiều cao của cây.

Theo ông Bùi Văn Thành - phó giám đốc Xí nghiệp Quản lý cây xanh 1 (đơn vị thi công), có những cây chỉ cần tỉa hết cành, đào chặt rễ ngang là có thể kéo đổ. Điều này có thể giải thích bởi khu vực này gần sông Sài Gòn, mực nước ngầm nông làm thối bộ rễ. Vì thế việc đốn bỏ hàng cây này cũng thật đúng lúc.

Nhưng vấn đề lớn ở đây là trong số 3.123 cây dầu lớn trên đường phố Sài Gòn có đến hơn phân nửa là những cây có độ tuổi như hàng dầu ở công trường Lam Sơn. Đó là hàng dầu đường Huyền Trân Công Chúa, Sương Nguyệt Anh, Ba Tháng Hai...

Sẽ phải xử lý ra sao để đảm bảo những hàng cây xanh này ngoài mục đích cải tạo môi trường như điều hòa nhiệt độ, chắn gió, ngăn bụi, giảm tiếng ồn... vẫn phải bảo đảm được yêu cầu tiên quyết là an toàn đối với tính mạng và tài sản con người?

Thật ra vấn đề này ngay từ năm 1999 Công ty Công viên cây xanh TP.HCM đã có riêng một chương trình “Đốn cải tạo một số cây già cỗi trên đường phố Sài Gòn” chi tiết đến từng cây phải đốn hạ. Nhưng rồi sau khi làm thử nghiệm trên đường Trần Quốc Thảo - con đường có hàng cây sao cổ thụ gây tới ba tai nạn chết người - đã bị dư luận phản đối dữ dội nên chương trình này phải tạm dừng cho đến nay.

Với hiện trạng của những cây dầu mới được đốn xuống tại công trường Lam Sơn, chúng tôi nghĩ đã đến lúc phải thực hiện lại chương trình “Đốn cải tạo một số cây già cỗi trên đường phố Sài Gòn” đã bị tạm dừng hơn 15 năm qua. Để không làm thay đổi đột ngột cân bằng sinh thái đã được thiết lập trên những con đường có hàng dầu trên 150 năm qua, cần có kế hoạch cụ thể như: đốn từng đoạn 5-10 cây, chừa lại 5-10 cây, đốn đến đâu trồng cây khác thay thế ngay đến đó (có thể vẫn trồng dầu).

Ngoài ra, vì là cây đặc trưng của đường phố Sài Gòn, cũng có thể để lại vài con đường có những hàng dầu lớn nhưng phải có quy trình chăm sóc đặc biệt, và phải là con đường có mật độ xe cộ, người qua lại không nhiều như đường Huyền Trân Công Chúa...

Sau nữa, thành phố cần có ngay một hội thảo khoa học gồm các nhà quản lý, nhà khoa học để bàn thật sâu về vấn đề an toàn đối với cây xanh đường phố Sài Gòn, không chỉ với cây dầu mà cả với cây sao, cây phượng, cây sọ khỉ. Đặc biệt là với cây lim xẹt, loài cây có tới 208 cây trên tổng số 683 cây đã bị ngã đổ trong cơn bão số 1 ngày 1-4-2012 tại TP.HCM.

Mối nguy thường xuyên

Cây dầu trồng trên đường phố Sài Gòn là loại dầu con rái, có tên khoa học là Dipterocarpus alatus, là loại cây gỗ lớn có đặc tính tự rụng cành vào mùa khô, nên đoạn thân gỗ rất dài, cây trong rừng có thể cao tới 45m. Chính đặc tính rụng cành này cũng là mối nguy hiểm thường xuyên cho người đi đường. Vài năm trở lại đây đã có hai cây dầu lớn bị ngã đổ trên đường Nguyễn Thái Học và Ba Tháng Hai, rất may đều đổ vào lúc không có người đi lại nên chỉ làm sập nhà, không gây tai nạn cho người.

NGUYỄN TRỊNH KIỂM (chuyên viên cây xanh đô thị)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nỗi lo từ những cổ thụ Sài Gòn bị đốn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI