Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Nỗi ám ảnh mang tên ngà voi
(08:38:49 AM 28/03/2012)Lãi chỉ sau ma túy
Theo tính toán của một số tổ chức quốc tế, lợi nhuận từ buôn bán động vật hoang dã hiện nay ngày càng gia tăng, giá trị ước tính từ 5 tỷ đến 20 tỷ USD mỗi năm, đứng thứ hai chỉ sau buôn bán ma túy. Trong đó, nạn buôn lậu trái phép ngà voi đang diễn ra phức tạp và ngày càng lan rộng.
Traffic, tổ chức chuyên theo dõi việc buôn bán động vật hoang dã quốc tế cho biết 2011 là năm có số lượng ngà voi bị thu giữ nhiều nhất từ trước đến nay, nhiều hơn bất kỳ năm nào kể từ năm 1989, khi lệnh cấm buôn ngà voi được ban hành để cứu loài voi khỏi cảnh tuyệt chủng.
Đã có 13 vụ tịch thu lớn với 23 nghìn tấn ngà voi bị thu giữ, tương đương với việc đã có hơn 2500 con voi bị giết hại. Con số này cao gấp đôi so với 10 nghìn tấn bị thu giữ trong năm 2010.
Các chuyên gia cho rằng, tệ nạn buôn bán ngà voi gia tăng cho thấy nhu cầu tại châu Á cao và mức độ ngày càng tinh vi của các băng đảng tội phạm tiến hành buôn lậu sản phẩm này. Theo luật, ngà voi bị cấm buôn bán ở hầu hết các nước. Trên thế giới, hiện chỉ có 2 nước được phép nhập khẩu ngà voi đó là Trung Quốc và Nhật Bản, và đây cũng là 2 thị trường lớn nhất tiêu thụ loại hàng hóa này.
Thực tế, giá ngà voi thế giới tăng đến mức chóng mặt. Cách đây hơn 10 năm, tức năm 2000 - 2001, giá chỉ 90 - 100 USD/kg, nhưng hiện tại giá đã tăng gấp hàng trăm lần. Tại Tokyo, Nhật Bản, những cặp ngà khảm được bán không dưới 130.000 USD. Giá ngà voi ngoài thị trường chợ đen liên tục tăng, một cặp ngà voi có trọng lượng trung bình 7kg có giá khoảng 5.600 USD. Ngà voi ở đây thường được dùng làm dấu hoặc con triện.
Với mức giá cao như vậy, các hoạt động săn bắn voi trái phép đang diễn ra ngày càng nhiều với những thủ đoạn tinh vi. Các đường dây chính buôn lậu ngà voi là từ châu Phi đến châu Á, trong đó các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia, Campuchia, Việt Nam là những khu vực đóng vai trò trung chuyển chính trong đường dây này, bởi đây là một trong những địa điểm thuận lợi trong hải trình từ châu Phi sang các thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc và Nhật Bản.
Cảnh sát Malaysia thu giữ ngà voi trái phép |
Trong vụ bắt giữ gần đây nhất vào ngày 21/12, các nhà chức trách Malaysia đã tịch thu hàng trăm ngà voi châu Phi đang được đưa đến Campuchia, giá trị khoảng 1,3 triệu USD. Những ngà voi này được giấu trong các container chứa đồ thủ công mỹ nghệ từ cảng Mombasa của Kenya.
Thêm vào đó, dù hầu hết các quốc gia trên thế giới đều là thành viên của Công ước Quốc tế về Buôn bán những Động Vật và Thực vật Hoang dã có Nguy cơ bị Tuyệt chủng (CITES), nhưng với mức lợi nhuận cao gấp hàng trăm, hàng nghìn lần như vậy, nhiều quốc gia châu Phi cũng không thể làm ngơ.
Cuối năm 2008, Nam Phi, Botswana, Namibia và Zimbabwe đã bán ra số ngà voi trong kho dự trữ của mình. Đây là số ngà voi thu được từ những con voi chết hoặc thu được từ những tay buôn lậu trước đó.
Nhiều quốc gia châu Phi đã tỏ ra bất đồng trong vấn đề này, còn các nhà vận động môi trường cho rằng chính quyết định này đã "châm thêm dầu vào lửa", làm gia tăng nạn săn bán voi trong thời gian qua. Tuy nhiên, những quốc gia châu Phi này thì hoàn toàn phủ nhận và cho rằng họ xứng đáng được khai thác số ngà voi này.
Voi Việt Nam sắp biến mất
Tại Việt Nam, việc buôn bán ngà voi bị chính thức cấm cách đây 19 năm. Tuy nhiên, trước đây luật của Việt Nam có một lỗ hổng: đó là cho phép buôn bán ngà voi đã có từ trước khi bị cấm, nên việc buôn bán vẫn tiếp tục.
Theo nghị định 32-CP, voi nằm trong nhóm 1B thuộc loại động vật quý hiếm. Việc vận chuyển, mua bán ngà voi có thể quy vào mức xử lý hình sự. Đồng thời, việc mua bán các vật phẩm chế tác từ ngà voi cũng không được phép, vì mặt hàng này không chứng minh được nguồn gốc.
Mặc dù vậy, việc mua bán, nhập lậu, vận chuyển ngà voi trong nước vẫn đang diễn ra. Tháng 10/2011, Cục Hải quan Quảng Ninh cho biết, cơ quan này đã phát hiện và bắt giữ một vụ vận chuyển hơn 1 tấn ngà voi bằng thuyền qua biên giới Việt - Trung ở khu vực Móng Cái. Tháng 11/2011, Cục Hải quan Hải Phòng cùng Cục Cảnh sát Môi trường, Bộ Công an tiếp tục bắt được hơn 300 kg ngà voi nhập lậu.
Nằm trong khu vực trung chuyển của thế giới, tình trạng buôn lậu ngà voi của Việt Nam luôn "nóng". Trong thời gian qua mặt hàng cấm này vào cảng Hải Phòng ồ ạt và thủ đoạn ngày càng tinh vi và liều lĩnh. Năm 2010, Hải quan Hải Phòng liên tiếp phát hiện, bắt giữ 4 vụ nhập lậu ngà voi dưới vỏ bọc hàng tạm nhập tái xuất.
Tuy nhiên, cục Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường cũng thừa nhận, số vụ buôn bán trái phép bị phát hiện, bắt giữ chỉ chiếm khoảng 10% tổng số vụ buôn bán trong thực tế, còn 90% là... lọt lưới. Các vụ vi phạm hầu hết đều chỉ xử lý hành chính, một số vụ việc số lượng tang vật thu giữ đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không chứng minh được các đối tượng, đến nay mới khởi tố điều tra một vụ và đề nghị truy tố một đối tượng.
Kể cả sau khi tịch thu được, việc xử lý số lượng ngà voi này cũng rất phức tạp. Theo luật quốc tế, nếu số lượng ngà voi bị thu giữ được xác nhận là không rõ nguồn gốc thì phải bị tiêu hủy, còn nếu được xác nhận nguồn gốc là voi châu Phi từ các nước không tham giá ký kết công ước CITIES thì có thể đem bán đấu giá. Bản thân Hải Phòng cũng từng "đau đầu" khi không biết xử lý hơn 6 tấn ngà voi tịch thu được trong năm 2010 như thế nào.
Theo ước tính của Traffic, mỗi năm có khoảng bốn ngàn tấn sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp và không rõ nguồn gốc được trung chuyển qua Việt Nam. Những lô ngà voi rất hay được cất giấu, nguỵ trang bằng cách bọc trong các bao tải chứa rong biển, rau câu khô, vỏ ốc để đánh lừa các cơ quan hải quan.
Với những kẽ hở trong luật pháp cũng như những yếu kém trong việc giám sát các hoạt động buôn lậu như vậy, số lượng voi của Việt Nam đang ngày càng suy giảm. Nhiều chuyên gia dự báo voi Việt Nam có thể biến mất trong thập kỷ tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.