»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:56:04 PM (GMT+7)

Những khó khăn trong phân loại rác thải đầu nguồn ở Tam Điệp

(10:54:19 AM 05/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đi vào hoạt động không chỉ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) do rác thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh mà còn là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt cho toàn tỉnh Ninh Bình, trong đó có việc dần xóa bỏ các bãi rác tự phát ở các vùng nông thôn. Bên cạnh những kết quả đáng mừng đó thì vẫn còn những khó khăn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt không được người dân phân loại tại nguồn nên khi đưa về Nhà máy mất rất nhiều thời gian để phân loại, xử lý do đó giảm năng suất hoạt động

Là một trong những địa phương được đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt với dây chuyền và công nghệ xử lý tiên tiến của Hàn Quốc, Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đi vào hoạt động không chỉ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường (ONMT) do rác thải tại các đô thị trên địa bàn tỉnh mà còn là “chìa khóa” để giải quyết vấn đề ô nhiễm do rác thải sinh hoạt cho toàn tỉnh Ninh Bình, trong đó có việc dần xóa bỏ các bãi rác tự phát ở các vùng nông thôn. Bên cạnh những kết quả đáng mừng đó thì vẫn còn những khó khăn, đặc biệt là rác thải sinh hoạt không được người dân phân loại tại nguồn nên khi đưa về Nhà máy mất rất nhiều thời gian để phân loại, xử lý do đó giảm năng suất hoạt động. Để xử lý được triệt để lượng rác thải rất lớn phát sinh hằng ngày rất cần đến sự chung tay, đồng lòng, ý thức trách nhiệm cao của bà con nhân dân- đó là chia sẻ của ông Bùi Thanh Quang - Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình.

 

Những[-]khó[-]khăn[-]trong[-]phân[-]loại[-]rác[-]thải[-]đầu[-]nguồn[-]ở[-]Tam[-]Điệp

Ông Bùi Thanh Quang - Giám đốc Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình

 
-Xin ông cho biết tình hình hoạt động chung của Nhà máy hiện nay?
 
Ông Bùi Thanh Quang: Nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình đặt tại thung Quèn Khó, xã Đông Sơn, TP. Tam Điệp trên diện tích 23,23 ha. Nhà máy đi vào hoạt động năm 2014. Nhà máy có dây chuyền và công nghệ xử lý tiên tiến của Hàn Quốc, có chức năng thu gom, phân loại, xử lý chất thải rắn thành phân hữu cơ chất lượng cao, thân thiện với môi trường cung cấp cho sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn. Hiện nay các dây chuyền, thiết bị của nhà máy hoạt động ổn định, sản phẩm phân hữu cơ (phân compost) được chế biến từ rác thải của Nhà máy đã được bà con nông dân tin tưởng và sử dụng rộng rãi trên địa bàn toàn tỉnh.
 
Hiện nay, để phù hợp với tính đặc thù rác thải tại địa phương Nhà máy đã nghiên cứu cải tiến một số các khâu trong quá trình sản xuất để đảm bảo tính liên hoàn khép kín và nâng cao hiệu suất cho dây chuyền, thiết bị. Năm 2018, nhà máy xử lý chất thải rắn Ninh Bình xử lý khoảng 90.000 tấn rác thải, trong đó tuyển chọn được 13.250 tấn rác giàu hữu cơ để phân loại để sản xuất phân hữu cơ. Còn lại trên 76 nghìn tấn phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
 
- Được biết, Nhà máy đang gặp phải khó khăn trong khâu tuyển rác đầu vào để chế biến thành phân vi sinh do rác thải chưa được phân loại tại nguồn? Thực tế việc này ra sao, quan điểm của ông thế nào?
 
Ông Bùi Thanh Quang: Trong xử lý rác thải, việc phân loại rác tại nguồn là việc làm rất quan trọng, rác được phân loại ngay tai hộ gia đình thành các loại có đặc điểm khác nhau, được đựng vào các thùng riêng như: rác hữu cơ, rác vô cơ… qua đó rác thải được thu gom riêng và chuyển đến các nhà máy hoặc các trung tâm để xử lý bằng các phương pháp khác nhau. Qua đó có thể tái chế rác thải để sử dụng vào các mục đích khác nhau. Việc này các nước phát triển đều làm. 
 
Hiện nay rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình chưa được phân loại từ nguồn nên rất hỗn tạp, trong rác chứa đủ các loại phế thải như: túi nilon, chai lọ thủy tinh, bì nhựa, kim loại; lá cây, phế phẩm rau, củ, thức ăn thừa... Do đó khi vận chuyển về nhà máy để chế biến thành phân hữu cơ phải trải qua rất nhiều công đoạn phân loại và xử lý bằng cả máy móc và con người, dẫn đến chi phí để xử lý rác bằng phương pháp này khá cao. Mặt khác, do rác không được phân loại tại nguồn nên sau khi phân loại tại Nhà máy, ngoài lượng hữu cơ được chọn lọc để đưa vào sản xuất phân thì một lượng lớn nilon và các loại phế liệu khác được lọc ra nhưng không tái chế được vì lẫn quá nhiều tạp chất. Lượng phế liệu này sau khi tách hết hữu cơ phải xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, tốn diện tích đất và lâu dài có nguy cơ gây ONMT. 
 
Trong cả nước, có rất nhiều các trung tâm xử lý rác thải bằng các phương pháp khác nhau đã được ứng dụng rất thành công ở nước ngoài như: đốt, đốt phát điện, chế biến phân compost… tuy nhiên chưa có giải pháp nào đạt hiệu quả cao, đa phần các địa phương vẫn phải sử dụng phương pháp chôn lấp. Mà nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của các phương pháp tiên tiến trên vẫn là lý do rác thải chưa được phân loại từ nguồn, thành phần rác phức tạp, khó xử lý. Do đó để giải quyết triệt để được lượng rác thải phát sinh hằng ngày thì phân loại rác thải tại nguồn để có giải pháp xử lý khác nhau đối với các loại rác khác nhau là giải pháp tối ưu nhất.
 
Những[-]khó[-]khăn[-]trong[-]phân[-]loại[-]rác[-]thải[-]đầu[-]nguồn[-]ở[-]Tam[-]Điệp
 
-Theo tôi biết việc phân loại rác thải tại nguồn đã được thực hiện tại một số nơi nhưng không thành công. Vậy nguyên nhân do đâu và theo ông phải làm thế nào?
 
Ông Bùi Thanh Quang: Trước kia, có một số địa phương đã thực hiện phân loại rác thải tại nguồn, theo tôi biết đây là các chương trình do nước ngoài tài trợ, người dân tham gia phân loại rác thải được hỗ trợ thùng đựng rác và một số chi phí khác, kết quả là sau khi hết kinh phí tài trợ thì việc làm này cũng không còn. Nguyên nhân của việc này là do các đơn vị thực hiện chương trình xây dựng mô hình ở quy mô nhỏ, rác thường được phân loại tại hộ gia đình thành 2 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ, được gom riêng bằng xe rác đẩy tay nhưng lại được vận chuyển chung bằng 01 xe ép rác và được chở đến 01 địa điểm, xứ lý bằng 1 phương pháp là chôn lấp. Lúc người dân đã bắt đầu quen với việc phân loại rác tại hộ gia đình thì hết kinh phí từ dự án nên việc này không tiếp tục thực hiện nữa là điều có thể thấy trước được.
 
Mấu chốt của việc này, muốn thực hiện thành công việc phân loại rác thải từ nguồn thì cần phải thực hiện đầy đủ, đồng bộ các bước sau:
 
 Một là: Người dân phải phân loại rác thải tại nguồn, bước đầu chỉ cần thành 02 loại là rác hữu cơ và rác vô cơ. Đây là việc làm khó vì liên quan đến ý thức của người dân, tuy nhiên nếu chúng ta quyết tâm thì sẽ làm được. Tôi tin rằng bằng các hình thức tuyên truyền vận động và vào cuộc của các cấp chính quyền, đưa quy định phân loại rác thải vào hương ước, quy ước của các thôn, tổ dân phố để người dân giám sát nhau thực hiện. Mặt khác để động viên người dân nhiệt tình tham gia thì nhà nước cũng cần có những cơ chế khích lệ động viên kịp thời như hỗ trợ thùng đựng rác, hỗ trợ một phần kinh phí thu gom rác trong giai đoạn triển khai phân loại rác. 
 
Hai là: Tổ chức thu gom riêng từng loại rác bằng phương tiện khác nhau, tránh việc vận chuyển chung hai loại rác thải đã phân loại trên cùng 01 phương tiện. Việc này hiện nay cũng đang khó khăn, do nhà nước không đủ kinh phí để đầu tư thêm phương tiện thu gom rác thải. Tuy nhiên, việc này có thể giải quyết được bằng cách huy động các đơn vị tư nhân tham gia vào việc này. Ở Ninh Bình việc nay đang được thực hiện khá tốt.
 
Ba là: Có cơ sở, máy móc, trang thiết bị chế biến, xử lý các loại rác thải khác nhau bằng các phương pháp khác nhau. Việc này cần có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, do mức đầu tư lớn và lợi nhuận thấp nên ít doanh nghiệp tư nhân tham gia. Hiện nay, Nhà máy của chúng tôi được tỉnh đầu tư đồng bộ, có đủ khả năng để xử lý hiệu quả rác thải đã được phân loại tại nguồn.
 
Do đó, chỉ cần thực hiện tốt việc phân loại rác tại hộ gia đình thì việc xử lý và phân loại rác tại nguồn sẽ thực hiện được.
 
-Xin cảm ơn ông!
HỒNG MINH (Thực hiện)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những khó khăn trong phân loại rác thải đầu nguồn ở Tam Điệp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI