Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Nhiều cây xanh bật gốc lộ nguyên bọc nylon
(08:58:27 AM 16/06/2015)
bon-cay-9981-1434348955.jpg
Cây xoài đường kính hơn 20 cm, cao hơn chục mét trên đường Nguyễn Xiển trong khuôn viên khu đô thị Kim Văn, Kim Lũ bị đổ, trơ bầu gốc. Ảnh: Bá Đô.
Chứng kiến nhiều cây bật gốc lộ nguyên bầu đất bọc nylon ở các tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Xiển, Vành Đai 3, Lê Duẩn..., nhiều người dân không khỏi lo ngại, cho rằng đây là cách trồng cẩu thả, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, đặc biệt là tính mạng của người dân khi cây đổ.
Giải thích hiện tượng trên, đại diện Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh Hà Nội cho biết, về lý thuyết cần có lưới bao bầu đất và lưới này tự huỷ để tránh vỡ bầu khi trồng, tuy nhiên không loại trừ khả năng công nhân không làm đúng, sử dụng chất liệu lưới sai quy định. Lãnh đạo Công ty hứa sẽ thanh kiểm tra nội bộ, rà soát quy trình trồng những cây bị đổ, đồng thời đề nghị thành phố chỉ đạo các đơn vị chăm sóc cây xanh khác cùng kiểm tra, rà soát.
Công ty này cũng khẳng định, luôn thực hiện cắt tỉa cây cành bị mục gãy theo kế hoạch trước mùa mưa bão hàng năm.
Cây trồng trên đường Nguyễn Trãi vẫn bọc nguyên bao nilon, dù được chống đỡ bởi nhiều chiếc cọc gỗ. Ảnh: Sơn Dương
PGS.TS Nguyễn Văn Sinh, Phó trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhận xét, cây trồng trên phố còn nguyên bầu là "chuyện rất lạ". "Về nguyên tắc, trồng bất cứ cây gì trên các tuyến phố phải tháo nilon và bao dứa để cho cây phát triển. Nếu bọc kín, rễ không thể xuyên thủng để bám vào đất, nguy cơ đổ rất cao", ông Sinh nói.
Theo TS Sinh, việc để nguyên bầu chỉ áp dụng cho những cây ở vườn ươm, cây nhỏ, còn khi trồng cây lớn mà để nguyên vỏ bầu bằng chất liệu không tự phân hủy là phản khoa học.
Chung nhận định với TS Sinh, một số chuyên gia về lâm nghiệp cho rằng, nếu trồng mà không bóc vỏ bầu thì tỷ lệ cây sống là rất thấp, hoặc có sống được thì cũng chậm bén rễ và phát triển kém.
Ngày 15/6, tại cuộc họp với các đơn vị liên quan trong việc khắc phục hậu quả trận giông lốc, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng đã yêu cầu Sở Xây dựng kiểm tra thông tin việc trồng cây mới còn bọc nguyên nylon, làm rõ trách nhiệm của đơn vị thực hiện và xử lý nghiêm.
Lãnh đạo Hà Nội cũng chỉ đạo các đơn vị chức năng hoàn thành thu dọn cây đổ tại 3 quận bị thiệt hại nặng là Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và Đống Đa. 300 chiến sĩ sư đoàn 301 Bộ Tư lệnh quân khu thủ đô cùng lực lượng thanh tra giao thông được ưu tiên tập trung khắc phục hậu quả cho 3 địa bàn trên.
Cây xoài cỡ lớn trồng được nửa năm còn nguyên bầu ở đường Nguyễn Xiển đổ đè bẹp xe máy. Ảnh: Bá Đô
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, siêu giông chiều 13/6 đã làm 1.300 cây xanh bị quật gãy và bật gốc. Trong hơn 800 cây bị đổ ở nội thành có 34 cây xà cừ đường kính 50-150 cm, còn lại chủ yếu là muồng, phượng, bằng lăng tím. Sau hai ngày, những cây xà cừ lớn bị gãy đổ chưa được thu dọn hết. Nhiều cây bị bật gốc chưa được trồng lại.
"Việc khắc phục cây đổ sau mưa giông vừa qua phải mất nhiều ngày do có nhiều cây cổ thụ cỡ lớn, việc di chuyển, dọn dẹp khó khăn. Những cây bật gốc, các đơn vị đã kiểm đếm để phân loại và trồng lại nếu còn sử dụng được", lãnh đạo Công ty TNHH Một thành viên Công viên Cây xanh cho hay trước thắc mắc "công tác giải phóng hiện trường chậm trễ".
Trận giông lốc với sức gió giật cấp 9-10 càn quét Hà Nội chiều 13/6 đã khiến 2 người chết, 5 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, 13 ôtô bị hư hại, nhiều sự cố gây mất điện trên diện rộng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.