»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:27:49 PM (GMT+7)

Nhà hát 1500 tỉ tại Thủ Thiêm: Cần nhưng không nhất thiết phải làm ngay

(16:52:04 PM 14/10/2018)
(Tin Môi Trường) - Những ngày qua việc TP.HCM thông qua tờ trình dự án Nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch tổng mức đầu tư hơn 1.508 tỉ đồng đã gây nên tranh cãi dữ dội trong dư luận. Ngàn tỉ xây nhà hát là nhiều hay ít? và có cần xây một nhà hát hoành tráng như vậy?

Tại sao ở Thủ Thiêm và sao phải ngay lúc này?

 
Ngày 8/10, HĐND TP.HCM khóa 9 tổ chức kỳ họp thứ 10 (kỳ họp bất thường) và thông qua tờ trình về dự án xây dựng Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch (HBSO) ở Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Q.2). Ngay khi được 100% thông qua, nhà hát ngàn tỉ lập tức trở thành chủ đề tranh cãi trong dư luận. Chủ yếu các ý kiến tranh cãi quanh việc số tiền xây nhà hát quá lớn trong khi bệnh viện, trường học đang thiếu và quá tải; các nhà hát xây xong bỏ không và không hoạt động hiệu quả.
 
Tuy nhiên, vấn đề gây bức xúc nhất chính là Nhà hát này lại được chọn xây dựng ở Thủ Thiêm, điểm nóng của thành phố thời gian qua và cũng là nơi chứng kiến biết bao tiếng kêu bi ai của những người dân mất đất. "Vấn đề theo tôi là tại sao ở Thủ Thiêm và tại sao lúc này?" câu hỏi của nhà báo Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó Giám đốc Sở VH thành phố Hồ Chí Minh cũng là câu hỏi chung của rất nhiều người, khi dự án xây nhà hát ngàn tỉ được thông qua vào đúng thời điểm này, và nơi được lựa chọn lại là Thủ Thiêm - một địa danh được cho là quá nhạy cảm lúc này.
 
Theo bà Nguyễn Thế Thanh, chủ trương xây nhà hát thành phố đã có từ năm 1999 tuy nhiên rất nhiều lần bị trì hoãn vì vấn đề kinh phí quá lớn. Sau gần 20 năm, dự án này mới được thông qua. Tuy nhiên, do chọn cái tên 'nhà hát giao hưởng, nhạc và vũ kịch' đã vô tình gây ra phản ứng. Nhiều người cho rằng một nhà hát hơn ngàn tỉ xây ra phục vụ loại hình giao hưởng, vũ kịch vốn là món ăn xa lạ với đông đảo công chúng bình dân thì thật là lãng phí dù ai cũng hiểu một nhà hát ra đời có thể phục vụ cho mọi loại hình nghệ thuật chứ không riêng gì giao hưởng.
 

Nhà[-]hát[-]1500[-]tỉ[-]tại[-]Thủ[-]Thiêm:[-]Cần[-]nhưng[-]không[-]nhất[-]thiết[-]phải[-]làm[-]ngay

Dự án với kinh phí dự kiến 1.508 tỷ đồng, lấy từ nguồn thu bán đấu giá khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Nhà hát có quy mô 1.700 chỗ, gồm hai khán phòng lớn và nhỏ. Thời gian thực hiện trong giai đoạn 2018-2022; chủ đầu tư là Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình thuộc Sở Văn hóa - Thể thao. Ảnh: VietNamNet
 
Lật lại vấn đề, việc xây dựng nhà hát có là cần thiết? Câu trả lời là: Có! Một siêu đô thị với 10 triệu dân như Thành phố Hồ Chí Minh cùng tốc độ phát triển vũ bão như vậy rất cần có một nhà hát xứng tầm bởi Nhà hát thành phố lâu nay chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của người dân thành phố. Nhu cầu có một nhà hát hiện đại để phục vụ đời sống tinh thần cũng lớn như nhu cầu xây bệnh viện, xây trường học... chính đáng của người dân.
 
Thực tế là rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nước ngoài đã từ chối sang biểu diễn ở Việt Nam chỉ vì nơi biểu diễn không đáp ứng được tiêu chuẩn của họ. Một nhà hát chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ là tiền đề để thực hiện những những chương trình lớn, từ đó phục vụ đời sống tinh thần cho công chúng trong nước, đáp ứng nhu cầu tìm nơi biểu diễn của các nghệ sĩ cũng như phục vụ lượng khách du lịch quốc tế ngày càng lớn. Rất nhiều người phải bay sang các nước lân cận như Singapore xem các show lớn ở nhà hát Esplanade vì trong nước không có các nhà hát đủ tiêu chuẩn biểu diễn các chương trình hấp dẫn dành cho họ. 
 
Lúc nào xây nhà hát ngàn tỉ?
 
Câu hỏi tiếp theo nhiều người đặt ra là: Có nên xây dựng nhà hát ngàn tỉ vào lúc này? Câu trả lời là: Chưa! Chuyên gia quản trị văn hóa Nguyễn Đình Thành cho rằng  việc xây nhà hát là cần nhưng chưa nên khi chưa có chính sách quốc gia, gây dựng 'thị trường' trước. Thời điểm phụ thuộc vào hành động giáo dục và phổ cập.
 
"Khi quốc tang mới cho nhạc giao hưởng lên truyền hình thì có nên xây nhà hát giao hưởng? Đành rằng xây nhà hát là việc quan trọng nhưng nó có cấp thiết không? Xây xong thì ai đi xem? Ai vận hành hiệu quả? Nối nó với trường học thế nào? Với các thiết chế văn hoá khác ra sao? Cần bao nhiêu năm để tạo nguồn khách hàng đến đấy? Kế hoạch xây đi đôi thế nào với kế hoạch tạo nguồn khách hàng? Các nhà hát hiện tại đã được khai thác tốt chưa? Có thể khai thác tốt hơn không? Nếu bắt tay vào phổ cập âm nhạc cổ điển ở trường học, xã hội, truyền thông, sự kiện các loại đi đôi với đào tạo thầy cô giảng dạy, làm cho các nhà hát hiện có đỏ đèn liên tục, nghệ sỹ đủ tiền đóng học cho con, từ 2020 thì chỉ cần 20 năm sau là có đủ điều kiện cần cho việc xin đề án xây nhà hát giao hưởng".
 
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt, người 20 năm sống ở TP.HCM và cũng là một người rất quan tâm tới đời sống văn hóa tại đây chia sẻ với Tuanvietnam rằng anh tin một nhà hát đầu từ ở mức 1.500 tỷ đồng là cần thiết nhưng chắc chắn không phải là trong thì hiện tại.
 
"Cá nhân tôi nghĩ việc chi phí cao hay thấp lúc này không phải là việc quá quan trọng cần đặt ra. Mà vấn đề nằm ở chỗ là giữa rất nhiều dự án thiết thực cho dân sinh thì tại sao là nhà hát cần được xây ngay mà không phải là những dự án khác như bệnh viện hay trường học… Bất cứ người dân TP.HCM nào lúc này cũng hiểu là có quá nhiều những dự án thiết thực và bức xúc hơn nhà hát thậm chí đến mức khẩn cấp cần đang triển khai cho người dân. Như gần nhất là chuyện  dịch bệnh của trẻ em đang hoành hành. Nhìn cảnh các bệnh viện nhi đều đang quá tải, các trẻ bệnh vẫn đang tranh giành nhau từng m2 hành lang bệnh viện để nằm chứ không còn là câu chuyện nằm ghép trên giường bệnh nữa… mới thấy sự thiếu thốn của cơ sở vật chất đầu tư cho việc chăm sóc trẻ em đang ở mức độ nào".
 
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt lập luận trẻ em ở các nước được giáo dục âm nhạc từ bé, được làm quen với các loại nhạc hàn lâm từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường… từ đó dẫn đến việc các em sau này lớn lên thưởng thức và biết cách thưởng thức các loại hình âm nhạc hàn lâm gần như là việc rất quen thuộc. Trong khi tại Việt Nam, câu chuyện thưởng thức âm nhạc hàn lâm vẫn là câu chuyện xa vời trong các cấp giáo dục. Thói quen của phần lớn người dân thích nghe ca khúc hơn là các thể loại nhạc hàn lâm…
 
"Nếu chúng ta có một giải pháp giáo dục âm nhạc hợp lý cho người Việt nói chung và người dân TP.HCM nói riêng ngay từ nhỏ, tôi tin là việc có xây một nhà hát 3.000 tỷ cũng là việc xứng đáng cần thiết. Tuy nhiên, chính chúng ta cũng hiểu câu chuyện giáo dục âm nhạc ấy đang gần như là không tưởng… Chuyện cơm áo và chuyện giải trí về mặt tinh thần dĩ nhiên không thể đặt lên cùng một hệ quy chiếu để so sánh. Nhưng tôi tin là nếu chúng ta đang còn quá nhiều những khó khăn về chuyện dân sinh thì hãy khoan nghĩ đến việc bồi bổ tinh thần", nhà thơ Nguyễn Phong Việt chia sẻ. 

Có thể nói quy mô một nhà hát 1.700 chỗ không phải là quá lớn so với một đô thị lớn như TP.HCM. Số tiền đầu tư hơn 1500 tỉ cũng không phải lớn nếu so với quy mô rất nhiều nhà hát lớn trên thế giới. Nhà hát con sò Sydney hoàn tất vào năm 1973 với chi phí đến 102 triệu USD (2300 tỉ đồng) dù thời gian xây dựng gây nhiều tranh cãi nhưng nay đã trở thành một công trình biểu tượng của Sydney và nổi tiếng toàn cầu.

 
Nhà hát Esplanade - khu phức hợp nghệ thuật hoành tráng và độc đáo, gồm phòng hòa nhạc 1600 chỗ, rạp hát 2.000 chỗ, studio Recital có sức chứa 250 người và một studio khác có sức chứa 200 người.... Tổ hợp này hoàn thành năm 2001 với chi phí lên tới lên tới 433 triệu USD (khoảng 10.000 tỉ đồng). Nhà hát Esplanade chính thức khai trương vào tháng 10/2002 và đến nay trở thành một trong những nhà hát sôi động nhất thế giới. Mỗi năm, Nhà hát Esplanade tổ chức khoảng 3.000 chương trình biểu diễn âm nhạc, vũ đạo, sân khấu... cũng như các cuộc triển lãm nghệ thuật hình ảnh ấn tượng.
 
Trung tâm nghệ thuật biểu diễn quốc gia Trung Quốc tọa lạc ở thủ đô Bắc Kinh. Là tác phẩm của kiến trúc sư người Pháp Paul Andreu, nhà hát có biệt danh là "Quả trứng lớn", có hình dáng như một viên ngọc trai khổng lồ nằm trên trung tâm mặt hồ. Trung tâm nghệ thuật biểu diễn quốc gia Trung Quốc tại Bắc Kinh, Trung Quốc với 3 phòng hòa nhạc với sức chứa lên đến gần 5.500 người, có chi phí tương đương 462 triệu USD (gần 11.000 tỉ đồng) và mất hơn 8 năm để hoàn thành.
(Bích Hạnh/Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhà hát 1500 tỉ tại Thủ Thiêm: Cần nhưng không nhất thiết phải làm ngay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI