Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Người tiêu dùng là công cụ bảo vệ môi trường hiệu quả nhất
(07:21:53 AM 15/12/2011)
Xách giỏ đi chợ- Phong cách mới của người nội trợ, một cách mới kêu gọi người tiêu dùng tẩy chay túi Nilong- Ảnh minh họa
Theo đó, đã cung cấp lượng hàng hóa dồi dào, phong phú về chủng loại, chất lượng, mẫu mã. Người tiêu dùng (NTD) đang là chủ thể trung tâm quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp phải sản xuất những mặt hàng mà nhu cầu NTD cần; NTD có quyền chọn lựa, quyết định tiêu dùng sản phẩm hàng hóa với các tiêu chí như chất lượng cao, rẻ, mẫu mã đẹp, thân thiện môi trường, đảm bảo sức khỏe...
Đồng thời được quyền loại bỏ, từ chối, lên án các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo sức khỏe, của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT. Với sức mua của gần 90 triệu dân hiện nay tựa giống như cuộc cách mạng lớn về sản xuất và tiêu dùng, về cung và cầu, nhất là việc góp phần BVMT.
Kết quả sau mở cửa hội nhập, hiện nước ta có khoảng trên 200 KKT, KCN, KCX; có đến hàng trăm khu, cụm, điểm công nghiệp. KCN, KCX có mặt hầu khắp các tỉnh thành cả nước; hơn 1.500 làng nghề truyền thống và các hình thức sản xuất kinh doanh khác; hiện đến hàng chục nghìn doanh nghiệp đang ngày đêm sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường trong nước, xuất khẩu. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức, áp lực vô cùng lớn đối với việc BVMT; khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên đất nước.
Kết quả công bố thanh tra, kiểm tra của Bộ TN&MT mới đây cho biết, hiện có đến 40% KCN, KCX trên cả nước vi phạm pháp luật BVMT. Theo tính toán, bình quân mỗi ngày, KCN, KCX, khu, cụm, điểm công nghiệp, làng nghề thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải rắn, lỏng, khí, chất thải độc hại khác; hàng chục vạn m3 nước thải. Cần nhấn mạnh rằng, nước thải, khí thải, chất thải hoạt động sản xuất công nghiệp rất nguy hiểm (hàm lượng và tính hóa lý cao); ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến môi trường, không khí, sức khỏe lâu dài của con người. 100% môi trường làng nghề truyền thống của nước đang bị ô nhiễm; chưa có hệ thống xử lý môi trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh lớn nhỏ hầu như chưa quan tâm đến việc BVMT, ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề đến BVMT. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của đời sống xã hội hiện nay.
Theo tính toán, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh lãi được 10đ nhưng không quan tâm vấn đề BVMT thì sau đó chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường phải tiêu tốn gấp 10 lần hiệu quả kinh tế thu được. Trên thực tế, pháp luật BVMT nước ta đã cơ bản đầy đủ, thậm chí đã có điều khoản truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật BVMT. Nhưng phần lớn các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm túc BVMT với các biểu hiện chính như quá lạm dụng tiêu tốn tài nguyên thiên nhiên; xả rác thải, khí thải, nước thải ra chưa qua xử lý môi trường tự nhiên; trốn tránh trách nhiệm chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường, không đầu tư hệ thống xử lý môi trường hoặc đầu tư nhưng không sử dụng; chưa nâng cao và có những mặt hàng dịch vụ thân thiện môi trường. Phải chăng doanh nghiệp đã thu lợi lớn do trốn tránh chi phí xử lý, khắc phục môi trường.
Pháp luật là công cụ cần thiết nhưng chưa chắc đem lại hiệu quả cao. Điển hình như thanh tra là hoạt động thường xuyên, là công cụ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, số lượng thanh tra ít; năng lực cán bộ thanh tra còn hạn chế; phương tiện hỗ trợ hoạt động thanh tra (chủ yếu qua cảm nhận thực tế) hoặc dụng cụ thô sơ; trong khi mức độ, quy mô, hình thức, cách thức vi phạm pháp luật môi trường của doanh nghiệp ngày càng tinh vi, hiện đại, có chủ ý thì thanh tra hiện nay không thể là công cụ ngăn chặn hiệu quả việc vi phạm pháp luật BVMT tại các doanh nghiệp. Người ta đã từng đánh giá, doanh nghiệp như một pháo đài xâm phạm, nghĩa là bên trong cứ sản xuất, xả rác thải, khí thải ra ngoài tự nhiên; nhà nước khó có biện pháp kiểm tra giám sát chặt chẽ.
Đặc biệt, hiện nay cũng không ít doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhưng lại biết sản xuất ra các mặt hàng có tính chất thân thiện môi trường; gắn yếu tố môi trường vào các sản phẩm để thu hút NTD; tham gia tài trợ các sự kiện cộng đồng về BVMT.
Có lẽ, công cụ có tính hiệu quả nhất chính là NTD. Nếu NTD chấp nhận tiêu dùng những mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT tức là nối dài cánh tay vi phạm, thậm chí NTD đã vi phạm lương tâm đạo đức. Vì vậy, cần phải mạnh mẽ tẩy chay những sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường; chọn lựa kỹ càng các sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường và của những doanh nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. NTD là công cụ cuối cùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thành công nếu sản phẩm hàng hoá tốt, rẻ, có thương hiệu, được tiêu dùng nhiều. Thất bại khi bị NTD quay lưng từ chối…
Ví dụ như túi nilong là mặt hàng rất khó phân hủy, gây ô nhiễm môi trường. Phong trào không dùng túi nilong phát triển rộng khắp đã thu kết quả bước đầu. Các siêu thị, cửa hàng giảm dần sử dụng túi nilong; nhiều bà nội trợ quyết tâm không sử dụng nilong. Kết quả lĩnh vực sản xuất bao bì phụ kiện đã sụt giảm mạnh sản lượng và doanh thu. Nếu nhà nước chỉ đạo quyết liệt bằng đạo luật, NTD quyết tâm hơn nữa thì loại bỏ túi linong trong hoạt động hiện nay sẽ thành công.
Đây là công cụ mà thế giới đã thực hiện rất hiệu quả. Ngay từ thủa còn nhỏ, các quốc gia tiên tiến đã giáo dục học sinh phải có ý thức BVMT thông qua việc lên tiếng, loại bỏ, từ chối sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp vi phạm pháp luật BVMT; hướng NTD không nên sử dụng hàng hóa có nguồn gốc từ tài nguyên thiên nhiên. Thậm chí, dấy lên làn sóng dư luận xã hội về một sản phẩm hàng hóa, về một nhà máy vi phạm pháp luật BVMT. Theo đó, rất nhiều Tập đoàn lớn bị phá sản do gây ô nhiễm môi trường bởi vì nhà nước phạt nặng, tịch thu giấy phép kinh doanh, dự luận lên tiếng và NTD loại bỏ. Bên cạnh đó, Chính phủ ủng hộ, bảo lãnh cho các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi NTD sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, vì môi trường. Hiệu ứng xã hội và văn hóa tiêu dùng luôn được đề cao.
Đối với nước ta, chưa có nhiều doanh nghiệp “vì môi trường” trong khi lợi nhuận là trên hết. Không ít nhà sản xuất sau khi có được một số mặt hàng bán chạy, được NTD trong nước tín nhiệm đã vội vàng qua mặt để sản xuất những mặt hàng nhiều, nhanh, ẩu, xấu, hoàn toàn không rẻ mà lại gây ô nhiễm môi trường.
Sự kiện Công ty CPHH Vedan là một thí dụ. Để tìm ra bằng chứng và sự sự thật, lực lượng chức năng phải mất ròng rã 6 tháng trời, giả làm công nhân nhà máy để thu thập chứng cứ, phanh phui những hành vi vi phạm pháp luật BVMT của Vedan. Vedan tinh vi đến mức, vẫn xây dựng duy trì hệ thống xử lý nước thải, nhưng thiết kế ống dẫn ngầm để tuồn thẳng nước thải ra lòng sông Thị Vải; thu lời lớn từ việc trốn chi phí xử lý thải và hòng qua mắt cơ quan quản lý; hàng vạn hộ công dân bị thiệt hại sản xuất nông nghiệp.
Cái mất lớn nhất của Vedan là NTD quay lưng từ chối tiêu dùng các sản phẩm của Vedan, sụt giảm doanh thu. Vedan đã phải chính thức lên tiếng xin lỗi NTD và cơ quan sở tại với nhiều đồng thái tích cực: đầu tư vận hành trở lại hệ thống nước thải; bồi thường thiệt môi trường. Sự kiện Vedan như giọt nước tràn ly bởi ngay sau đó không lâu, nhà máy Miwon (Phú Thọ) bị phát giác xả nước thải ra sông Hồng; tiếp đó Nhà máy Tungkhang (Hải Dương); Nhà máy đóng tàu Vinassin (Khánh Hòa)... Không hết, hầy như tuần nào, ngày nào báo chí là công cụ truyền thông luôn phải cập nhật đưa tin về tổ chức, doanh nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật BVMT.
Ngoài ra, công cụ quan trọng nữa chính là cơ quan quản lý nhà nước. Cơ quan quản lý nhà nước phải luôn chủ đạo và “quyết tâm” không cấp phép hoạt động cho khu công nghiệp, dự án, nhà máy không đầu tư hệ thống xử lý môi trường hoặc rút giấy phép hoạt động khi có hành vi vi phạm. Có trách nhiệm công bố công khai doanh nghiệp, sản phẩm hàng hóa khi vi phạm pháp luật BVMT để NTD biết, từ chối, thậm chí dấy lên một phong trào cách mạng tẩy chay hoặc cải tổ việc phải biết chăm lo BVMT. Bảo lãnh, đầu tư và ủng hộ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về môi trường.
Trong nền kinh tế thị trường, sự lựa chọn và thói quen văn hóa tiêu dùng phải tỉnh táo để bảo vệ sức khỏe, môi trường cho chính mình, cho quốc gia. Quan trọng nhất hãy luôn là NTD thông thái nhất để góp phần BVMT.
Cách đây vài chục năm, cụm từ “môi trường” mới được hiểu chung chung như là sự bao gồm những gì có chung quanh con người. Đã mấy ai quan tâm đến chất lượng hàng hóa, đến ô nhiễm môi trường khi mà cuộc sống chưa đủ ăn, đủ mặc. Trong bối cảnh đó, chúng ta khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, “rải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài, kêu gọi doanh nhân trong nước bắt tay làm ăn, tạo việc làm, tạo nguồn thu nhập cho người lao động, đóng góp ngân sách Trung ương và địa phương. Đây được coi là mục tiêu và cũng là tiêu chí đánh giá chỉ số phát triển của mỗi bộ ngành, địa phương. Các nhà kinh doanh nhanh chóng đầu tư công nghệ, máy móc nhưng đó lại là công nghệ, máy móc lạc hậu, tiêu hao nguyên nhiên liệu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.