»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:11:13 PM (GMT+7)

Nghệ An: Gia đình ba thế hệ canh giữ hàng chục nghìn chim trời

(14:50:57 PM 20/02/2015)
(Tin Môi Trường) - Hơn 50 năm nay, một gia đình ba thế hệ ở Yên Thành (Nghệ An) thay nhau trông giữ đàn cò hàng chục nghìn con trú ngụ trong khu vườn nhà. Có người tìm tới ngã giá mua khu vườn cả tỷ đồng, nhưng họ không bán.

 5h chiều, hàng nghìn con cò chia thành nhiều tốp ào ào bay về uốn lượn chật kín cả một vuông trời quanh vườn cây rậm rạp của gia đình anh Vũ Văn Ngân và chị Phan Thị Ánh (xã Lý Thanh, Yên Thành, Nghệ An). Đang làm việc ở quán sửa xe, anh Ngân vội khóa cửa trở về nhà để làm công việc thường ngày là theo dõi đàn cò đi ăn trở về.


"Cứ tờ mờ sáng thì cò bắt đầu vỗ cánh bay đi kiếm ăn và đến sẩm tối lại bay về ngủ, ngày mưa cũng như nắng. Dù không thể đếm mỗi ngày cò đi ăn trở về có bị thiếu hay không, nhưng lâu rồi thành quen, mỗi ngày mà không được trông thấy chúng đi về là tôi lại thấy bồn chồn", anh Ngân chia sẻ. 


Ngắm đàn cò sà dần xuống các cành cây quanh nhà, anh Ngân bảo không có tài liệu ghi lại đàn cò xuất hiện năm nào, chỉ biết ông nội kể cò về từ trước những năm 1960. Đến giờ chúng đã gắn bó với ba thế hệ trong gia đình anh. 


[-]Gia[-]đình[-]ba[-]thế[-]hệ[-]canh[-]giữ[-]hàng[-]chục[-]nghìn[-]chim[-]trời

Anh Vũ Văn Ngân, chủ nhân của vườn cò. Ảnh: Hải Bình.

 

Anh Ngân được ông nội và bố kể rằng, lần đầu tiên cò xuất hiện chỉ vài trăm con, sau đó đến hàng chục nghìn và tiếp tục phát triển. Chủng loại cũng đa dạng, nhiều nhất là cò trắng, tiếp đó là vạc, sếu và một số ít chim chóc. Vào mùa sinh sản tháng 3-4 âm lịch, cò tập trung về nhiều nhất, lên đến vài chục nghìn con.


Để loài chim trời gắn bó với gia đình mấy chục năm qua, theo anh Ngân ngoài yếu tố mà mọi người vẫn đánh giá là “đất lành chim đậu” thì lý do quan trọng là gia đình anh luôn xem cò như người thân ruột thịt, ăn ở cùng cò. Những đêm giá rét, ngày mưa bão đi kiểm tra thấy cò ốm hay cò non bị ướt, vợ chồng anh Ngân lại mang vào bếp sưởi ấm rồi sau đó thả ra. Gia đình chưa bao giờ làm thịt cò ăn.


Ngồi bên cạnh tiếp lời chồng, chị Phan Thị Ánh nói rằng, từ lúc lấy chồng rồi về làm dâu được vài chục năm, những hình ảnh chiều tà, cò gọi nhau trở về, nửa đêm tiếng cò gáy đã trở thành âm thanh quen thuộc. “Bây giờ đi đâu xa nhà một ngày là tôi thấy khó chịu, lo lắng vì không được thấy đàn cò”, chị Ánh nói.


Điều khiến vợ chồng anh Ngân lo lắng nhất là tình trạng săn bắt cò. Mặc dù vợ chồng anh luôn giải thích, khuyên can những người có ý định săn bắt, nhưng vẫn không thể tránh khỏi. 2 năm trước, trong một lần anh vắng nhà, đàn cò bị nhóm người lạ dùng súng hạ hàng chục con. Sau lần truy sát đó, cò bỏ đi khá nhiều và gần đây mới quay trở lại đông đúc.


“Có lần bắt gặp tốp người lạ đi săn, vì khuyên can không được, lại sợ họ bắn hạ nhiều cò nên tôi đành thương lượng bắt cho họ mấy con cò con. Đến bây giờ mỗi khi nghĩ lại vẫn cảm thấy thương cò ứa nước mắt”, người đàn ông ngoài 40 tuổi kể lại. 


Cũng vì giữ cò mà có lần anh Ngân to tiếng, suýt ẩu đả với những người săn bắt. Những đêm đang ngủ ngon giấc, nghe tiếng kêu lạ hay tiếng vỗ cánh của cò là vợ chồng gia chủ lại dậy bấm đèn đi xem chừng. Hay như có lần đang đi chợ nửa đường thấy có người mang súng là chị Ánh vòng xe trở về. Cũng vì bị săn bắt mà cò bây giờ mỗi khi thấy người lạ là vỗ cánh bay đi. 


[-]Gia[-]đình[-]ba[-]thế[-]hệ[-]canh[-]giữ[-]hàng[-]chục[-]nghìn[-]chim[-]trời

Anh Ngân cho biết, cũng vì săn bắt nhiều nên cò bây giờ hễ thấy người lạ là vỗ cánh bay đi. Ảnh: Hải Bình.

 

Kinh tế gia đình không mấy khá giả, để nuôi hai con ăn học ngoài làm ruộng, anh Ngân mở thêm quán sửa xe máy, xe đạp gần nhà để kiếm thêm thu nhập. Gần chục năm trước, có người ở tỉnh khác tìm tới nhà đặt vấn đề mua lại cơ ngơi kèm theo khu vườn cò với giá cả tỷ đồng, nhưng vợ chồng anh không bán.


“Họ có trả bao nhiêu thì vợ chồng tôi cũng không đồng ý. Đây là lộc trời gửi tại gia đình mình qua mấy thế hệ nên tôi phải kế tục ông cha để làm tròn nghĩa vụ. Chỉ mong cò mỗi ngày một sinh sôi và không bị ai phá hoại”, anh Ngân tâm sự và cho hay hàng năm vợ chồng đều mua thêm bạch đàn, trồng thêm tre nứa để cò có chỗ ở. 


Ông Nguyễn Đức Thiện, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Thành cho biết, từ trước tới nay đã 5 lần tổ chức đoàn về vườn cò để khảo sát đánh giá. “Việc làm của gia đình anh Ngân là rất tốt. Chăm sóc và bảo vệ đàn cò để bảo vệ môi trường sinh thái”, ông Thiện nói.


Về việc hỗ trợ gia đình bảo vệ đàn cò, Phòng Tài nguyên huyện đã tham mưu với địa phương tuyên truyền xử lý nghiêm những người săn bắt ở khu vực này. Nói về kế hoạch lâu dài, ông trưởng phòng cho biết một số khu đất nằm sát vườn cò sẽ được đề xuất cho gia đình anh Ngân nhận khoán để tiện chăm sóc, phát triển đàn chim trời. 

Hải Bình/VNE
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nghệ An: Gia đình ba thế hệ canh giữ hàng chục nghìn chim trời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI