Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 24/11/2024, 01:32:37 AM (GMT+7)
"Nâng giá bịch nilông lên 1.000 - 2.000 đồng/bịch coi ai muốn xài nữa?"
(18:52:28 PM 11/07/2019)(Tin Môi Trường) - Đó là kiến nghị của đại biểu Võ Văn Tân (huyện Củ Chi) tại buổi thảo luận tổ, kỳ họp thứ 15, HĐND TP.HCM khóa IX nhằm giải quyết tình trạng xả rác bừa bãi trên địa bàn TP.HCM.
>> Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh dự Lễ công bố cây di sản Việt Nam tại đảo Bích Đầm - Khánh Hoà >> Công ty AIT bị phạt 325 triệu đồng vì phá 2,61ha rừng ở Thanh Hóa >> Muốn xin dời vị trí cây xanh trước nhà, làm đơn gửi ai? >> "Phú Thọ - Khát vọng xanh" hướng về cội nguồn >> Ăn loại rau dễ tìm, giảm một nửa nguy cơ ung thư ruột kết
Đại biểu Võ Văn Tân (huyện Củ Chi) phát biểu tại tổ thảo luận số 1 - Ảnh: TỰ TRUNG
Tăng thuế bao bì nhựa
Ông Tân nhận định quá trình xử lý, phân loại và thu gom rác trên địa bàn TP còn chưa tốt. Nhiều đường dây rác dân lập chưa quản lý chặt dẫn đến việc họ muốn làm gì thì làm, tự đi thu tiền, tự đặt ra lịch thu gom rác. TP chủ trương phân loại rác tại nguồn nhưng hình như nhiều đơn vị thu gom chỉ dồn chung một chỗ.
Bàn về rác thải nhựa, ông Tân nói: "Tôi thấy TP phát động hạn chế sử dụng túi nilông - công tác tuyên truyền tốt nhưng muốn hiệu quả thì tôi cho là phải tăng thuế bao bì nhựa. Chẳng hạn như tăng thuế khiến giá thành một bịch nilông tăng lên từ 1.000-2.000 đồng/bịch thì người nào còn muốn xài nữa?".
Giải thích cụ thể hơn, ông Tân phân tích: Ví dụ như muốn mua một món hàng có bỏ bịch nilông thì phải trả thêm 1.000 - 2.000 đồng. Như vậy, sáng đi chợ mua chừng 5 món thì mất cả 10.000 đồng tiền bịch nilông. Như thế thì chẳng ai chọn xài bịch nilông nữa.
Tình trạng xả rác bừa bãi vẫn diễn ra nhiều trên đường phố TP.HCM. Trong ảnh: Rác trên đường Trường Sa, quận Bình Thạnh - Ảnh: TỰ TRUNG
Đánh giá lại lộ trình phân loại rác
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm phát biểu tại buổi thảo luận - Ảnh: TIẾN LONG
Tại các tổ thảo luận, vấn đề rác thải cũng được một số đại biểu đưa ra thảo luận. Đại biểu Trần Quang Thắng (Q.8) cho rằng từ trước tới nay, TP.HCM đưa ra nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng xả rác bừa bãi nhưng giải quyết không triệt để. Đi ngoài đường vẫn thấy rác thải tràn lan.
Ông Thắng nhận định, tồn tại tình trạng này là do công tác tuyên truyền chưa hiệu quả, thói quen xả thải bừa bãi "ăn vào máu" nhiều người dân. Do vậy, ông Thắng đề nghị cơ quan có thẩm quyền cần có giải pháp mạnh hơn để chấm dứt tình trạng này.
"Cần phải tăng nặng mức phạt. Ngoài ra phải nêu rõ người chịu trách nhiệm xử phạt", ông Thắng nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng một bất cập hiện nay chính là kêu gọi người dân phân loại rác tại nguồn nhưng khi thu gom lại đổ chung vào một xe.
Do vậy, bà Tâm đề nghị các cơ quan liên quan cần đánh giá lại lộ trình phân loại rác tại nguồn hiện nay. Từ đó có những giải pháp cụ thể để giải quyết.
"Vấn đề rác thải là vấn đề rất khó để thay đổi nhận thức, hành vi của người dân. Nếu việc thực hiện các giải pháp thiếu đồng bộ sẽ khó có thể làm được", bà Tâm nói.
Trao đổi về vấn đề này tại tổ 3, đại diện Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM cho biết sở đã tham mưu cho UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Tài nguyên - môi trường điều chỉnh quy định để xử phạt hành vi vi phạm xả rác bừa bãi.
"Hiện việc theo dõi, trích xuất dữ liệu qua camera để xử phạt hành vi xả rác đang được sở xây dựng quy trình và Sở Tư pháp đang tham mưu thẩm định", vị này nói.
Có hiện tượng đùn đẩy
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm có ý kiến như vậy khi nói đến việc nhiều cơ quan, cán bộ, công chức trên địa bàn TP.HCM "đẩy qua đẩy lại" khi giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp, người dân.
Theo bà Tâm, nhiều người dân phản ảnh cán bộ, công chức hiện có dấu hiệu "thủ thế".
Ngay cả những việc thuộc thẩm quyền của cán bộ, công chức đó nhưng giải quyết cho dân rất chậm. Có hiện tượng quận huyện đùn đẩy cho thành phố, thành phố lại đùn đẩy cho các cơ quan trung ương.
Ngay cả các sở, ngành cũng đùn đẩy công việc qua lại. Sở ngành này có việc cần hỏi sở ngành khác nhưng mãi không nhận được phản hồi.
"Có nhiều việc có quy định pháp luật rõ ràng nhưng người thụ lý công việc đó rất nhát tay. Hiện có tình trạng xây tường rào bao quanh việc đó sao cho an toàn nhất cho người xử lý, còn cái khó chuyển hết cho người dân", bà Tâm nhấn mạnh.
Bà Tâm kiến nghị các sở ngành cần có trách nhiệm hơn trong giải quyết hồ sơ, vụ việc cho người dân, doanh nghiệp.
"Bí thư Thành ủy, lãnh đạo thành phố đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, buổi nói chuyện, gặp mặt để khơi gợi lại tinh thần làm việc cho cán bộ, công chức nhưng thực sự muốn cho người dân thấy được hiệu quả thì phải bằng kết quả cụ thể", bà Tâm nói.
T.T
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.