Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Muôn kiểu tài xế liều lĩnh ”nắn gân” CSGT
(15:35:37 PM 30/10/2012)Sau khi vi phạm giao thông, thay vì xuống xe để xuất trình giấy tờ, không ít chủ xe lại kiên quyết ngồi cố thủ trong xế hộp để trốn tránh trách nhiệm. Hành vi này thể hiện sự coi thường pháp luật cũng như cản trở giao thông và người thi hành công vụ. Gần đây nhất là vào tối 20/10, một quý bà luống tuổi đã cố thủ trong chiếc xe chiếc xe Mercedes S500 bạc tỷ khiến dư luận xôn xao.
Phớt lờ yêu cầu mở xe của lực lượng CSGT tại TP.HCM, người phụ nữ này còn nằm ngủ 1 giấc ngay trên xe. Sau 3 tiếng đồng hồ, khi có người nhà đến thuyết phục, quý bà trên mới chịu mở cửa.
Quý bà cố thủ trong xế hộp bạc tỉ, phớt lờ yêu cầu của CSGT
Hành vi cố thủ trên xe sau khi vi phạm giao thông không còn là chuyện hiếm. Trước đó, nhiều lái xe tải, ta xi …cũng “ăn vạ” bằng cách này.
Một trong số đó là Vương Tiến Dũng, lái xe taxi hãng Mai Linh. Vào chiều 24/9, sau khi đỗ sai vị trí để bắt khách, lái xe này đã liều lĩnh phóng xe bỏ chạy.
Khi chạy cách bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) khoảng 100m, thì chiếc xe vi phạm này đã bị cảnh sát chặn.
Lúc này, tài xế taxi vẫn "cố thủ" trên xe, không chịu xuống và dùng điện thoại di động để “cầu cứu”. Gọi điện cầu cứu không thành, Dũng mới chịu xuống xe. Trước đó, vào ngày 18/7 tại quận Hà Đông, Hà Nội cũng xảy ra một vụ việc tương tự khi tài xế Phạm Công Dũng (SN 1978, Thái Nguyên) và Triệu Văn Xuyên (SN 1983, Thái Nguyên) điều khiển xe tải đi vào đường cấm bị tổ công tác đội CSGT số 7 ra hiệu lệnh dừng xe. Tuy nhiên, 2 người ngồi trên xe tải không chấp hành, kiên quyết ngồi trên cabin. Đến tận 12h trưa, với sự có mặt của rất đông lực lượng công an, 2 đối tượng này mới chịu xuống làm việc.
Tình trạng các đối tượng vi phạm luật giao thông chống người thi hành công vụ đang diễn ra ngày càng phức tạp.
Đặc biệt, gần đây liên tục diễn ra các vụ việc có tính chất đối đầu, trực tiếp, chủ động đâm thẳng, đốt xe, đe dọa… những người đang thi hành công vụ.
Đối tượng Nghiệp mang bình gas dọa đốt cây xăng sau khi vi phạm giao thông
Trưa 4/8, do chạy xe máy quá tốc độ, Lê Văn Đông (26 tuổi, ở Gia Lai) bị CSGT tỉnh Kon Tum thổi phạt.
Thấy vậy, Đông liền dừng lại đạp đổ xe, đập cho xăng chảy ra và châm lửa đốt. Khi chiếc xe bị thiêu rụi hoàn toàn, Đông bỏ đi. Trước đó, vào ngày 8/5 Nguyễn Công Nghiệp, (SN 1961, TP. Cần Thơ) cũng “làm ngơ” trước tính hiệu dừng xe để kiểm tra của lực lượng CSGT.
Nghiệp tiếp tục tăng tốc, chạy bạt mạng. Hắn còn vác một bình gas loại lớn (13,6 kg) ra đường, mở van cho xì gas và bật lửa đe dọa lực lượng chức năng. Chưa dừng lại, Nghiệp tiếp tục vác bình gas trước 1 cây xăng, rồi xì gas và có ý định cho nổ tung cây xăng để đe dọa người thi hành công vụ. Cũng như đối tượng Nghiệp, Hoàng Minh Phong (Lạng Sơn) sau khi vi phạm giao thông liền cầm 2 cổ chai bia đã vỡ, và sợi dây điện ven đường chống trả, không cho công an kiểm tra, sau đó phóng xe chạy mất.
Vụ việc này xảy ra vào sáng ngày 8/6, tại thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc, Lạng Sơn), sau đó được quay clip và đăng tải trên Youtube khiến nhiều người xem ngỡ ngàng.
Văng tục, chửi bới, đe dọa…là những hành vi khá quen thuộc của các lái xe khi bị CSGT “sờ gáy”. Thậm chí, nhiều lái xe còn sẵn sàng phun nước bọt, vung dao… về phía lực lượng chức năng cho “bõ tức”.
Những người có hành vi chống đối CSGT không chỉ là các tài xế lái xe, các “anh, chị” có “số má” mà ngay cả phụ nữ, cán bộ, nhân viên văn phòng.
Một trong những vụ việc gây chú ý là việc một nữ tài xế taxi đã liều lĩnh hất tung CSGT lên nắp capo vào sáng 17/7, tại nút giao thông ngã 3 Ba La (Hà Đông, Hà Nội). Khi các chiến sĩ công an yêu cầu chiếc xe dừng lại, người phụ nữ điều khiển taxi của Hãng taxi Hà Đông đã rồ ga đâm thẳng về phía 2 cảnh sát. Tại cơ quan điều tra, nữ xế khai nhận việc đâm cảnh sát là vì sợ không đủ tiền nộp phạt nên phải bỏ chạy.
Một lái xe tự xưng là “cháu chú Nhanh” và có thái độ thách thức tổ công tác 141
Vũ Lê Hoàng (29 tuổi, nhân viên hợp đồng của Bộ Ngoại giao) cũng đã bị điều tra hành vi chống người thi hành công vụ.
Chiều 7/3, khi bị tổ công tác 141 của Công an Hà Nội ra hiệu dừng xe máy vì không đội mũ bảo hiểm, Hoàng đã bỏ chạy.
Hoàng còn tăng ga tông thẳng vào một vị trung tá khiến ông ngã bất tỉnh.
Để trốn tránh trách nhiệm, không ít các tài xế còn “dàn kịch”, mượn những tên tuổi nổi tiếng nhằm đối phó với lực lượng chức năng.
Năm 2011, Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh khi còn là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã liên tiếp bị những người vi phạm luật lệ giao thông tự xưng là họ hàng thân thiết nhằm được CSGT “nhẹ tay”. Tối 8/11/2011, đối tượng Phạm Mạnh Hùng (SN 1984, ở Hải Phòng) sau khi bị còng bằng khóa số 8 vẫn tiếp tục đe dọa cảnh sát đang thi hành công vụ bằng các hành vi nhổ nước bọt, gạ gẫm… đánh nhau.
Thấy bạn bị còng tay, một đối tượng đi cùng Hùng còn lớn tiếng đe dọa, xúc phạm lực lượng cảnh sát. Người này còn gọi điện cho “người thân”, nhờ thông báo cho "bác Nhanh" để cho "một số cảnh sát nghỉ việc".
Nhiều đối tượng còn hùng hổ xưng là phóng viên của các báo đang đi tác nghiệp hay cán bộ ở các Bộ, ngành…để “nắn gân” CSGT.
TS. Trịnh Hoà Bình từng nhấn mạnh, tinh thần coi trọng luật pháp, tính minh bạch công khai phải được thực hiện triệt để.
Dẫu là con em họ hàng của quan chức trong ngành, quan chức cấp cao thì cứ vi phạm phải tuân theo người thi hành công vụ, phải nộp phạt thì mới có thể hạn chế được tình trạng mượn “oai hùm” để dọa CSGT đang “nở rộ” như hiện này.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.