»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:18:59 AM (GMT+7)

Mang rác đem chôn do... xúc nhầm(!)

(13:42:36 PM 30/08/2017)
(Tin Môi Trường) - Lãnh đạo Công ty Tâm Sinh Nghĩa cho biết hiện công ty đang phải báo cáo, giải trình về sai phạm này cho lãnh đạo UBND TP, HĐND TP, Cục Cảnh sát môi trường...

Mang[-]rác[-]đem[-]chôn[-]do...[-]xúc[-]nhầm(!)

Ông Ngô Xuân Tiệc - Ảnh: ĐỨC PHÚ
 
Ông Ngô Xuân Tiệc, tổng giám đốc Công ty Tâm Sinh Nghĩa, đã thừa nhận như vậy khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 29-8 về vụ chôn chất thải tại công trình thanh niên của Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải TP.HCM (MBS) thuộc Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM.
 
Lãnh đạo Công ty Tâm Sinh Nghĩa cũng cho biết hiện công ty đang phải báo cáo, giải trình về sai phạm này cho lãnh đạo UBND TP, HĐND TP, Cục Cảnh sát môi trường...
 
* Ngày 28-8, trả lời Tuổi Trẻ, lãnh đạo MBS cho rằng chất thải mà Công ty Tâm Sinh Nghĩa đem đi chôn lấp là “mùn ủ”, thực chất là mùn ủ hay rác, thưa ông?
 
- Đó là mùn thải.
 
* Mùn thải của công ty được hiểu như thế nào?
 
- Để sản xuất ra mùn trải qua nhiều giai đoạn. Rác được tiếp nhận về, chúng tôi đưa vào các ô chứa, sau đó khử mùi, phân loại những vật dụng có thể tái chế và tách rác hữu cơ.
 
Rác hữu cơ này được ủ và sau đó tiếp tục đưa vào hệ thống rây, sàng với kích thước lưới 20mm.
 
Sản phẩm trên rây, sàng thì đem đi đốt, còn sản phẩm dưới rây, sàng tiếp tục đưa qua hệ thống rây, sàng nhỏ hơn, kích thước lưới khoảng 5mm (lưới lâu ngày lỗ nhỏ có thể chỉ còn 3mm).
 
Sản phẩm thu được gọi là mùn tinh nếu trộn với một số loại phân và xử lý thêm một số công đoạn khác thì gọi là phân vi sinh (compost).
 
Tôi khẳng định mùn gần như là phân bón rất tốt để cải tạo đất, trồng cây xanh. Chúng tôi đã thử nghiệm cải tạo đất một số nơi như Long An thì thấy cây xanh phát triển rất tươi tốt. Chúng tôi khẳng định chất được công ty chở ra khu vực san lấp là mùn từ rác thải.
 
* Nhưng hình ảnh chúng tôi ghi nhận được trên các xe tải của công ty ông nào là bao nilông, hộp xốp, vải vụn, thậm chí là bao tải... Ông giải thích thế nào?
 
- Hình ảnh phóng viên ghi được đúng là có rác.
 
* Ông thừa nhận các xe có chở rác ra khu san lấp, xin ông giải thích rõ hơn?
 
- Ngay khi báo đăng, tôi đã triệu tập tất cả nhân sự liên quan để truy tìm nguyên nhân dẫn đến sai phạm này.
 
Bước đầu có thể do quá trình vận chuyển mùn ban đêm, các công nhân sử dụng xe xúc mùn lên xe tải do mỏi mệt, bất cẩn xúc “nhầm” lượng rác được bốc ra từ dây chuyền sàng rây mùn.
 
Chúng tôi thừa nhận chất thải san lấp có cả rác, nhưng đây không phải là chủ trương ngay từ đầu và số lượng không đến hàng trăm ngàn tấn đâu, vì diện tích mà công ty san lấp chỉ khoảng 6.000m2.
 
* Ông nói xe chở chất mùn và cả rác ra khu san lấp, trong khi công ty ông ký hợp đồng với TP xử lý rác chỉ bằng phương pháp đốt rác, tái chế và làm phân compost. Vậy công ty đem mùn, rác ra san lấp có đúng quy định?
 
- Việc này chúng tôi thực hiện theo yêu cầu của MBS.
 
Mang[-]rác[-]đem[-]chôn[-]do...[-]xúc[-]nhầm(!)
Mùn mà Công ty Tâm Sinh Nghĩa dùng sản xuất phân compost. Ảnh chụp tháng 9-2015 - Ảnh: QUANG KHẢI
 
* Khối lượng mùn đã được đem đi chôn lấp là bao nhiêu, thưa ông?
 
- Hiện đã có khoảng 3.000 tấn mùn san lấp tại khu vực này.
 
* Thực tế ghi hình của Tuổi Trẻ trong nhiều đêm cho thấy đêm nào xe tải cũng chở rác thải từ trong công ty ông ra bãi san lấp, ông xử lý các sai phạm này như thế nào?
 
- Lính tráng làm sai, mình là lãnh đạo thì phải chịu trách nhiệm. Sự việc này xảy ra còn có trách nhiệm của MBS. Tôi ít có mặt chỉ đạo trực tiếp ở công trường, còn MBS có lực lượng giám sát xe ra vào cổng nhưng không biết vì sao để mấy xe tải đi san lấp như phóng viên ghi hình!
 
Còn xử lý thế nào phải chờ các cơ quan ban ngành của TP. Nói thật, khi báo đăng thông tin, hình ảnh, tôi cảm thấy xấu hổ.
 
* Không chỉ mang rác đi chôn, hiện nay lượng rác thải tồn đọng trong khuôn viên công ty ông rất nhiều. Có phải do công ty không xử lý hết nên lượng rác thải tồn đọng nhiều năm như vậy? Giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa ông?
 
- Hiện nay chúng tôi tiếp nhận 1.200-1.300 tấn rác/ngày, trong đó 60-70% là đốt, còn 15-20% làm phân, sản phẩm tái chế chỉ khoảng 1% - do lượng rác trước khi vận chuyển đã được người nhặt ve chai thu lượm những gì bán được.
 
Lượng rác tiếp nhận về để sản xuất phân phải trải qua quá trình ủ nhiều ngày nên có lượng chất thải nhiều bên trong. Tuy nhiên, đây là loại mùn ủ sơ bộ chưa phân loại, chứ không phải là rác tươi.
 
Hiện UBND TP đã chấp thuận chủ trương cho Công ty Tâm Sinh Nghĩa đầu tư công nghệ đốt rác phát điện với công suất 2.000 tấn/ngày.
 
Dự án này có vốn đầu tư tới 5.000 tỉ đồng, dự kiến khoảng hai năm nữa sẽ triển khai dự án. Đến khi đó, chúng tôi sẽ sử dụng mùn ủ sơ bộ trên làm nguyên liệu đốt rác phát điện.
 
Mang[-]rác[-]đem[-]chôn[-]do...[-]xúc[-]nhầm(!)
Rác thải mà Công ty Tâm Sinh Nghĩa cho là “mùn” đưa đi chôn vào ban đêm tại công trình thanh niên của MBS - Ảnh cắt từ clip ĐỨC PHÚ - QUANG KHẢI

Cảnh sát môi trường vào cuộc

 
Chiều 29-8, một lãnh đạo Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49, Công an TP.HCM) cho biết đơn vị này đang tiếp cận vụ việc chôn rác thải của Công ty Tâm Sinh Nghĩa mà Tuổi Trẻ phản ánh.
 
Chúng tôi đặt vấn đề có “khai quật” khu vực đã chôn lấp rác mà Tuổi Trẻ đề cập hay không, vị lãnh đạo này cho biết: “Bước đầu PC49 sẽ thu thập thông tin xác định việc chôn lấp rác thải ở đây có đúng quy định hay không để từ đó làm cơ sở cho hướng xử lý tiếp theo”.
(Theo Tuổi trẻ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mang rác đem chôn do... xúc nhầm(!)

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI