Trao đổi - Phản biện » Xã hội
“Lùm xùm” tại chung cư Quốc Cường Gia Lai
(10:55:07 AM 26/09/2011)
Người dân than phiền chất lượng chung cư và chủ đầu tư không sòng phẳng - Ảnh: H.Đ. |
Chung cư này do Công ty TNHH đầu tư và phát triển nhà Quốc Cường làm chủ đầu tư. Nhiều hộ dân cho biết đến cuối tháng 4-2011 mới được chủ đầu tư giao căn hộ, trong khi thời hạn cam kết theo hợp đồng là từ cuối tháng 9-2009...
Không sòng phẳng với khách hàng
Bà Cao Băng Ngọc (chủ căn hộ A301) cho biết để có tiền mua căn hộ, gia đình bà đã bán nhà và đi ở thuê với giá cả chục triệu đồng/tháng. Theo bà Ngọc, trong hợp đồng có điều khoản: nếu chậm bàn giao căn hộ, chủ đầu tư chịu lãi 1,5%/tháng trên số tiền khách hàng đã nộp. Ngược lại, khách hàng cũng chịu mức lãi phạt chậm nộp là 1,5%/tháng (0,05%/ngày) nếu chậm thanh toán tiền mua căn hộ.
Thế nhưng cuối tháng 7-2011, đại diện chủ đầu tư cho biết chỉ “hỗ trợ” 80 triệu đồng tiền chậm giao căn hộ. Sau khi bị từ chối, cuối tháng 8-2011 chủ đầu tư thừa nhận tiền lãi phạt chậm giao căn hộ cho bà Ngọc là hơn 529 triệu đồng. Tuy nhiên, công ty khẳng định chỉ chịu phạt 8% giá trị mà bà Ngọc đã nộp, khoảng 150 triệu đồng. Giải thích về mức phạt này, chủ đầu tư cho biết là áp dụng... Luật thương mại.
Tương tự, một chủ căn hộ khác là chị Nguyễn Thúy Hằng cũng nhận được thông báo chỉ được nhận 8% giá trị đã nộp, trong khi lẽ ra công ty phải trả cho chị gần 229 triệu đồng. Trường hợp của ông Dương Hồng Phong (chủ căn hộ A1208) thì đại diện công ty đề nghị được “hỗ trợ” chậm giao nhà 121 triệu đồng, bằng lãi vay mà ông Phong đã vay tiền để mua căn hộ, dù theo hợp đồng thì chủ đầu tư phải trả cho ông hơn 342 triệu đồng.
Theo nhiều người dân, trong khi “vận dụng” Luật thương mại để tính tiền phạt chậm giao nhà, chủ đầu tư lại thẳng tay áp dụng tỉ lệ xử phạt là 0,05%/ngày (1,5%/tháng) đối với tất cả những hộ chậm nộp tiền.
Bà Ngọc cho biết chủ đầu tư thông báo bà phải chịu khoản lãi phạt chậm thanh toán 35 ngày là hơn 1,7 triệu đồng theo như mức phạt đã thỏa thuận trong hợp đồng, dù mỗi đợt nộp tiền chỉ chậm 1-2 ngày do rơi vào thứ bảy hoặc ngân hàng chậm chuyển tiền đi. Tương tự, chị Hằng cũng bị phạt gần 15 triệu đồng do chậm nộp...
Chất lượng không như cam kết
Ngoài ra, người mua căn hộ còn phản ảnh chất lượng căn hộ kém, chủ đầu tư đã sử dụng nhiều thiết bị không đúng theo hợp đồng. Anh Phạm Cảnh Đông (chủ căn hộ A1201) cho biết trong hợp đồng chủ đầu tư cam kết sử dụng loại gỗ xoan đào tự nhiên, nhưng thực tế lại dùng gỗ công nghiệp. Tương tự, đá granite được thay bằng gạch ceramic, thiết bị vệ sinh là những sản phẩm không có nhãn mác, “râu ông nọ cắm cằm bà kia”...
“Do các loại vật liệu nội thất bị thay đổi hầu hết so với hợp đồng, đa số đều sử dụng loại có giá chỉ bằng 1/3-1/5 giá các loại đã cam kết, tôi đã đến công ty để khiếu nại nhưng đại diện công ty từ chối ký vào biên bản, cũng không cho gặp người có trách nhiệm cao hơn để phản ảnh...” - anh Đông nói.
Anh Hoàng Hoài Sơn (chủ căn hộ A1108) thì cho biết chất lượng khung cửa nhôm lối ra bancông kém, mỗi khi mưa lớn là nước lọt vào. Một số hộ dân còn bày tỏ lo lắng về chất lượng trần thạch cao có nguy cơ sập bất cứ lúc nào, nhất là khi có gió mạnh... Nhiều hộ dân còn cho biết tình trạng thấm, hệ thống vệ sinh hư hỏng... xảy ra liên tục. Việc khắc phục rất nhiêu khê, người dân phải đi lại nhiều lần. Một số hộ dân cho biết ngay nhà vệ sinh bị tắc nghẽn cũng phải đợi 3-5 ngày...
Tại buổi làm việc, đại diện ban quản lý chung cư cho biết sẽ ghi nhận ý kiến của người dân về chất lượng và tiền phạt chậm giao nhà để phản ảnh về công ty do không thuộc thẩm quyền.
Riêng những chậm trễ trong khắc phục sự cố tại các căn hộ, theo vị đại diện này, cũng có cái khó là thiếu hợp tác của một số người dân. Như khi hệ thống nước thải bị nghẽn, nhân viên kỹ thuật muốn sửa phải làm việc với những hộ ở tầng trên hoặc dưới, có hộ từ chối cho vào sửa chữa. Vị đại diện này cũng cam kết sẽ khắc phục những sai sót trong thời gian tới.
Chủ đầu tư kêu khó do bị lỗ
Về phản ảnh của các hộ dân, ông Phan Thế Bảo - giám đốc Công ty TNHH đầu tư và phát triển nhà Quốc Cường - cho biết công ty bị lỗ nặng trong dự án này. Theo ông Bảo, do triển khai dự án vào năm 2008 khi kinh tế gặp khó khăn, giá vật liệu tăng cao so với tính toán ban đầu.
Giá vốn (đất và chi phí xây dựng) của dự án khoảng 10 triệu đồng/m2, bán 12 triệu đồng/m2, công ty lời khoảng 20%. Tuy nhiên, quyết toán công trình (đã kiểm toán) mới đây thì giá thành đã đội lên 14 triệu đồng/m2.
Ông Bảo khẳng định đây là dự án đầu tiên và cũng là cuối cùng của công ty, sau khi hết thời hạn bảo hành chung cư thì công ty cũng sẽ giải thể. Trong quá trình thi công, nhiều nhà thầu “bỏ của chạy lấy người”, công ty ba lần thay đổi nhà thầu khiến kéo dài thời gian thi công.
Ông Bảo cũng mong khách hàng thông cảm và chia sẻ, do khoản tiền phải trả theo yêu cầu của khách hàng hơn 7 tỉ đồng, trong khi công ty đang lỗ. “Chúng tôi cố gắng chịu mức phạt tốt nhất có thể cho khách hàng, đó là 8% như thông báo” - ông Bảo nói.
Còn bà Nguyễn Thị Như Loan - chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCGL) - cho biết thêm chủ đầu tư dự án này là một công ty thành viên của QCGL, vốn nhỏ và thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản nên đã xảy ra sự cố đáng tiếc.
Về yêu cầu của khách hàng, theo bà Loan, QCGL chỉ đóng vai trò hỗ trợ do có “dính dáng” đến tên tuổi, nhưng không thể đáp ứng hoàn toàn các yêu cầu này. “Việc xuất tiền của QCGL ra trả thay cho chủ đầu tư này không chỉ bị các thành viên HĐQT phản đối, mà chúng tôi cũng không biết ăn nói với cổ đông như thế nào...”, bà Loan nói. |
HẢI ĐĂNG (Tuổi trẻ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.