»

Thứ sáu, 22/11/2024, 07:19:51 AM (GMT+7)

Lũ lụt ở Thái Lan và chiến lược về chuỗi cung ứng

(12:57:51 PM 28/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Dính đòn đau do quá phụ thuộc, trận lũ lụt lịch sử ở Thái Lan đang gây thiệt hại cho nhiều đại gia hàng đầu thế giới trong ngành chế tạo khi các chuỗi cung ứng dần suy yếu và bị phá vỡ trước thảm họa lịch sử. Liệu các nhà sản xuất có cân nhắc về chiến lược đặt chuỗi cung ứng của mình?

Sau Toyota Motor Corp., Ford Motor Co., và Michelin cũng đã dừng sản xuất tại các nhà máy ở Thái Lan. Nhà sản xuất ô tô của Mỹ cho biết, tính đến thời điểm này, hãng đã sản xuất chậm 17.000 sản phẩm so với kế hoạch và tổng thiệt hại về sản lượng có thể lên đến con số 30.000 chiếc.

Ford cho hay hãng "đang phối hợp chặt chẽ với những nhà cung ứng bị ảnh hưởng trong trận lũ lụt lần này để đưa việc sản xuất trở lại như bình thường càng sớm càng tốt và giảm thiểu thiệt hại tới các khu vực khác". Người phát ngôn của Michelin thì cho biết, hãng vẫn đang phải ngừng họat động sản xuất tại những khu vực có nguy cơ cao và dự báo doanh số bán ra cho các nhà sản xuất ô tô sẽ bị ảnh hưởng.

Ford và Michelin chỉ là hai trong số nhiều công ty nhận thấy rõ ràng ảnh hưởng của sự quá phụ thuộc vào Thái Lan, một đất nước có diện tích trung bình, với 67 triệu dân nhưng lại có tầm quan trọng vô cùng đáng kể với chuỗi cung ứng trong sản xuất toàn cầu.

Nhà sản xuất máy tính của Trung Quốc, Lenovo Group Ltd., hôm thứ tư cho biết, hãng dự đoán việc cung cấp các thiết bị ổ cứng của Lenovo sẽ lâm vào tình trạng ngặt nghèo hơn cho tới quý đầu tiên của năm 2012 sau khi một lượng nước tương đương diện tích của bang Connecticut đã bắt đầu tràn sang cả các khu ngoại ô phía Bắc Trung Quốc.

Công ty tư vấn công nghệ IHS iSuppli cảnh báo, thị trường các thiết bị ổ cứng lưu trữ dữ liệu sẽ giảm khoảng 30% trong ba tháng cuối năm nay vì trận lụt lần này ở Thái Lan. Thái Lan hiện là nhà cung cấp tới 40% sản lượng các thiết bị này trên phạm vi toàn cầu. Các nhà máy của Western Digital Corp. tại Thái Lan cũng đã đóng cửa do lũ lụt trong khi Seagate Technology PLC e ngại hãng sẽ sớm đối mặt với tình trạng thiếu linh kiện.

 

Một nhà máy của Toyota tại Thái Lan đang ngâm trong nước lũ (Ảnh: AFP)

CEO mới của Apple, Tim Cook mới đây phát biểu, ông cũng dự đoán về tình trạng khan hiếm các thiết bị ổ cứng trong những tháng tới, còn nhà sản xuất máy tính xách tay Đài Loan CompalElectronics Inc cho hay, hiện hãng vẫn có đủ các link kiện phục vụ cho sản xuất cho tới hết tháng 11, nhưng sau đó thế nào thì hãng cũng chưa rõ.

Sự phụ thuộc vào các nhà máy của Thái Lan đã cho thấy mối liên kết yếu kém trong chiến lược của nhiều công ty trong kế hoạch cắt giảm giá thành và gia tăng lợi nhuận: Các chuỗi sản xuất đôi khi quá hẹp, hẹp đến mức không thể kháng cự trước những gián đoạn không lường trước.

Thực tế, động đất và sóng thần ở Nhật hồi tháng 3 vừa qua cũng đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng quý hai của nhiêu quốc gia trên thế giới khi việc sản xuất các linh kiện điện tử và các hợp chất hóa học quan trọng bị đình đốn. Năm ngoái, núi lửa phun trào ở Iceland cũng đã làm gián đoạn hàng không và du lịch trong khu vực Đại Tây Dương.

Hiện tại, thảm họa ngày một tồi tệ của Thái Lan đang dấy lên cuộc tranh cãi về việc một số công ty đang phụ thuộc quá nhiều vào chuỗi cung ứng, với hy vọng mang lại hiệu quả trong thời gian dài một cách nhanh chóng.

"Khi nhìn vào động đất ở Nhật Bản và giờ là lũ lụt ở Thái Lan, ta sẽ thấy sự gián đoạn do thảm họa và những ảnh hưởng lâu dài của các thảm họa đang ngày càng trở thành một "chuẩn mực mới" trong sản xuất và không phải là một sự việc hiếm thấy", một chuyên gia về chuỗi cung ứng làm việc tại châu Á nhận định.

Paul Martyn, Phó chủ tịch chiến lược chuỗi cung ứng của BravoSolution SpA có trụ sở tại Milan nói, các công ty hiện có ba yếu tố cần xem xét khi tổ chức các chuỗi cung ứng của mình, đó năng lực, vấn đề xử lí hàng tồn kho và thời gian cần thiết để điều chỉnh sản xuất trong trường hợp họat động bị gián đọan đột ngột.

"Có nhiều áp lực dồn lên các công ty để thực thi và duy trì mọi thứ ở mức vừa đủ", Martyn nói, "Nhưng nếu các công ty chóng phải đương đầu với thảm họa, họ có thể sẽ phải trả giá". Martyn cho hay, nhiều CEO hiện đã nâng cao nhận thức về nguy cơ của những chuỗi cung ứng theo diện hẹp như thế này.

Nhiều nhà sản xuất từ Nhật, Mỹ và những nơi khác thường tập trung xây dựng một vài trung tâm chế tạo quan trọng trên thế giới.

Thái Lan vẫn hấp dẫn nhất với các đại gia ngành chế tạo

Thái Lan đã nổi lên như một trong những điểm đến hấp dẫn cho xu hướng này từ những năm 80. Sau những động thái giảm giá đồng USD khiến đồng Yên tăng vọt, các nhà sản xuất Nhật Bản, đặc biệt là những đại gia ngành chế tạo ô tô đang tìm kiếm những trung tâm đặt chuỗi cung ứng thay thế ở các nơi khác.

Nhiều công ty chọn Thái Lan do bị hấp dẫn bởi những chính sách đầu tư cho phép công ty nước ngoài sở hữu đất để xây nhà máy, cùng với cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Một số khác là kết quả đầu tư từ Mỹ trong suốt thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Khi các ngành công nghiệp phụ trợ nội địa được mở rộng, nhiều họat động sản xuất khác cũng mở rộng theo, tạo ra một lượng cực lớn các nhà máy sản xuất ổ cứng, các nhà máy bán dẫn và các nhà máy chế biến thực phẩm, biến Thái Lan thành một trung tâm xuất khẩu và sản xuất chủ chốt.

 

Dù gặp nhiều thiệt hại do thảm họa tự nhiên, các đại gia ngành chế tạo vẫn coi Thái Lan là điểm đến hấp dẫn để đặt chuỗi cung ứng do CP Thái có nhiều chính sách thuận lợi  (Ảnh:AP)

Một số công ty đã tập trung vào Thái Lan trong suốt những năm đó và giờ đang phải suy nghĩ lại và đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình.

Toshiba cho biết, hãng đã bắt đầu sản xuất ổ cứng tại Philipines từ hôm thứ ba, thay thế cho Thái Lan sau khi hãng buộc phải đóng cửa 9 nhà máy ở Thái. Mazda Motor dự định sẽ xem xét nhập khẩu linh kiện từ các nhà sản xuất ở Trung Quốc và Nhật Bản để phục hồi sản xuất cho các nhà máy ở Thái.

Tập đoàn Nidec (Nhật), chuyên sản xuất linh kiện cho các loại ổ cứng cho biết, hãng sẽ mở rộng hơn nữa sản lượng cho các nhà máy ở Philipines và Trung Quốc. Chủ tịch Của Nidec, Shigenobu Nagamori, phát biểu "Chúng tôi thực sự muốn đa dạng hóa thêm chút nữa" nhưng cho biết cho đến nay, các khách hàng chính của hãng ở Thái vẫn muỗn hãng sản xuất ngay trong nước.

Thực tế, thảm họa lũ lụt vẫn sẽ không khiến các công ty đóng cửa toàn bộ sản xuất tại Thái Lan. David Peck, Giám đốc Arrow Technologies Pte. Ltd. Singapore, nhà cung cấp các thiết bị chuyên dụng cho nhiều nhà máy tại Thái miêu tả thảm họa lụt lội chỉ là "một tình huống bất thường".

Peck dự đoán sự việc lần này có thể khiến các nhà chế tạo phải mất từ 6 đến 8 tuần để phục hồi sản xuất sau khi nước lũ rút. Trong khi nhiều công ty vẫn sẽ mở rộng chuỗi cung ứng, Peck cho hay các đại gia ngành chế tạo tại Thái Lan dường như sẽ vẫn rất gắn bó với Thái Lan vì họ đã đầu tư nhiều vào đây.

"Về lâu dài, chẳng có gì thay đổi vì họ cần năng lực" - đó là điều Thái Lan có thể đáp ứng.

Khánh Linh (Vietnamnet)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lũ lụt ở Thái Lan và chiến lược về chuỗi cung ứng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI