Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 08:05:22 AM (GMT+7)
Liêm chính khoa học vẫn ở thời ”hồng hoang”?
(07:09:10 AM 24/12/2023)(Tin Môi Trường) - Nhiều ý kiến thẳng thắn về liêm chính khoa học lần đầu tiên được nêu và bàn luận tại hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 19-12.
>> Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn >> Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Vì sao ngày nào cũng báo không khí lạnh mà trời vẫn "nắng chang chang"? >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội ngày 19-12 - Ảnh: PHẠM NGỌC KIÊN
Khẳng định liêm chính khoa học không chỉ là chuyện ở Việt Nam mà là vấn đề của nhiều quốc gia, có đại biểu nhận xét nếu như ở các nước khác, vấn đề này đã trải qua từ lâu và đã có các quy định pháp lý chặt chẽ thì tại Việt Nam vẫn đang ở thời "hồng hoang".
Hồn nhiên vi phạm liêm chính khoa học
PGS.TS Trương Việt Anh, trưởng ban khoa học công nghệ, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhận diện về các hành vi vi phạm tính liêm chính khoa học là: đưa tên người không tham gia quá trình nghiên cứu làm tác giả, đồng tác giả công trình; đạo văn hoặc tự đạo văn; làm hộ hoặc làm thuê các công trình khoa học; sử dụng nghiên cứu của cả nhóm cho mục đích cá nhân mà chưa có sự đồng thuận của nhóm nghiên cứu; bịa đặt, sử dụng số liệu giả trong nghiên cứu tổng quan, kết quả nghiên cứu...
Ông Việt Anh cũng cho rằng trong nhiều nguyên nhân thì có các lý do như áp lực về số lượng công bố của cá nhân để ghi nhận thành tích, có cơ hội thăng tiến.
Trường hợp khác là áp lực từ cam kết khi nhận các nguồn tài trợ, áp lực từ nhu cầu kinh tế của cá nhân...
Trong khi vấn đề vi phạm liêm chính khoa học đang trở nên phổ biến, phức tạp hơn thì phản ứng của cộng đồng khoa học chủ yếu vẫn là tâm lý e ngại, né tránh hoặc thờ ơ, không quan tâm.
Điều đáng buồn mà GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội, nêu trong hội thảo là có sự tố giác nhưng đa phần lại không xuất phát từ động cơ khoa học trong sáng mà chỉ do đấu đá nội bộ, tranh giành quyền lực hoặc vì một lợi ích cá nhân nào đó.
Với kiểu động cơ này, GS Đức cho rằng nó chẳng những không hướng đến sự liêm chính mà còn gây tổn thương, kìm hãm khoa học chân chính.
GS.TS Hoàng Anh Tuấn, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chia sẻ có một thực trạng là nếu lấy góc nhìn trong bối cảnh hiện nay để soi chiếu những việc trước đây thì sẽ xảy ra nhiều bi kịch. Vì do thiếu các quy định cụ thể, hướng dẫn cụ thể nên tình trạng "hồn nhiên vi phạm" đã xảy ra nhiều.
"Cần xây dựng các quy định để thúc đẩy tính liêm chính trong khoa học, nhưng không nên dùng quy định mới để soi chiếu lại các trường hợp trong quá khứ" - ông Hoàng Anh Tuấn bày tỏ quan điểm.
Cùng quan điểm với ông Tuấn, một số người tham dự hội thảo cũng cho rằng câu chuyện liêm chính là đánh giá vào tư cách, uy tín, đạo đức cá nhân. Trong khi rất nhiều người, trong đó có những bậc thầy của các thế hệ làm khoa học bây giờ, cũng vi phạm.
Đơn giản vì trước đó không có những quy định rõ ràng để tuân thủ, không xem đó là việc làm sai. Trên thực tế nhiều trường hợp nằm ở ranh giới giữa vi phạm và không vi phạm. Nhưng khi các cá nhân bị "tố", dù chưa có kết luận gì thì họ đã phải chịu búa rìu dư luận.
Cần có hành lang pháp lý
TS Dương Tú, Đại học Purdue, Mỹ, đề xuất cần có một cơ quan chuyên trách tiếp nhận và xử lý các phản ánh về vi phạm liêm chính khoa học. Việc này cũng giảm áp lực cho Hội đồng Giáo sư nhà nước trước mỗi đợt công nhận chức danh giáo sư.
Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm giải trình trọn đời của người làm khoa học, cần phải thay đổi cách đánh giá nghiên cứu, quay về bản chất khoa học hơn là chạy theo số lượng. Đồng thời cần có môi trường để người làm khoa học có động lực cống hiến, cơ chế để nhà khoa học có thể bứt khỏi nỗi lo cơm áo hằng ngày.
Ông Trần Anh Tuấn, chánh văn phòng Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, cũng kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan soạn thảo nghị định/quy định khung về liêm chính khoa học cho cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, người làm khoa học, tương tự như nhiều nước đã làm.
Ở phạm vi cơ sở đại học, ông Trần Anh Tuấn cũng đề nghị cần có quy định chi tiết về liêm chính khoa học dựa trên khung về liêm chính khoa học, thành lập hội đồng liêm chính khoa học, xử lý các vấn đề liên quan.
Cũng theo ông Tuấn, cần có quy định rõ về đạo đức xuất bản với các tạp chí khoa học Việt Nam, tuân thủ tính liêm chính khoa học theo quy định quốc gia và thông lệ quốc tế.
Hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung
Ông Trần Hồng Thái, thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho biết sẽ cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan đôn đốc xây dựng các quy định pháp lý về liêm chính. Ông Thái cũng cam kết sẽ cùng các bộ, ngành hoàn thiện cơ sở dữ liệu chung, làm cơ sở để kiểm soát việc vi phạm liêm chính khoa học.
Các tạp chí Việt Nam trong danh mục Scopus, WoS
Theo PGS.TS Trần Anh Tuấn, chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước, danh mục Scopus là cơ sở dữ liệu của Nhà xuất bản Elsevier (Hà Lan). Đến tháng 3-2023, Scopus đưa vào danh mục tổng số 43.400 tạp chí khoa học trên thế giới.
Hiện 27.933 tạp chí đang còn hiệu lực, 15.466 tạp chí đã bị loại ra khỏi danh mục, 1.217 tạp chí mới được đưa vào năm 2022 - 2023. Trong danh mục Scopus tháng 3-2023, có 8 tạp chí khoa học Việt Nam đang còn hiệu lực.
Danh mục Web of Science (WoS) là cơ sở dữ liệu của Institute for Scientific Information, Hoa Kỳ. WoS gồm các lĩnh vực khoa học mở rộng (SCIE) với hơn 9.200 tạp chí thuộc 178 ngành khoa học; khoa học xã hội (SSCI) với hơn 3.400 tạp chí; nghệ thuật và nhân văn (AHCI) với hơn 1.800 tạp chí; nguồn mới nổi (ESCI) với hơn 7.800 tạp chí. Việt Nam có 8 tạp chí thuộc cơ sở dữ liệu WoS, gồm 1 tạp chí thuộc SCIE và 7 tạp chí thuộc ESCI.
Vĩnh Hà
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.