»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:31:40 AM (GMT+7)

Lấn chiếm kênh rạch khiến Sài Gòn ngập nặng

(14:25:55 PM 16/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Công tác quản lý đô thị lỏng lẻo, xảy tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình nhưng không làm hồ điều tiết bù lại diện tích đã san lấp, khiến các khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp... nên dẫn đến ngập nặng.

Lấn[-]chiếm[-]kênh[-]rạch[-]khiến[-]Sài[-]Gòn[-]ngập[-]nặng
Tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình nhưng không xây dựng hồ điều tiết bù lại diện tích đã san lấp, làm các khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp... nên dẫn đến ngập nặng - Ảnh: Đào Ngọc Thạch


Ngày 16.9, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết UBND TP vừa qua đã báo cáo Chính phủ vấn đề giải quyết ngập khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu. 


Trong đó, UBND TP cho biết một trong những nguyên nhân khiến TP ngập nặng là do hệ thống cống thoát nước tại TP hiện không đáp ứng đủ nhu cầu.


Hầu hết cống thoát nước được đầu tư thời Pháp, chỉ đáp ứng cho quy mô dân số gần 2 triệu người nhưng hiện dân số đã tăng gấp 5 lần. Mặt khác, qua thời gian dài sử dụng, hệ thống cống vốn đã có tiết diện nhỏ (trung bình khoảng 600mm-800mm), lại cũ và hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa có điều kiện thay thế.


Theo UBND TP.HCM, do ảnh hưởng của đô thị hóa cùng với công tác quản lý đô thị còn lỏng lẻo nên một số dự án xảy tình trạng san lấp rạch để xây dựng các công trình nhưng không làm hồ điều tiết bù lại diện tích đã san lấp theo quy định, khiến các khu vực trữ nước tự nhiên bị thu hẹp.


Lấn[-]chiếm[-]kênh[-]rạch[-]khiến[-]Sài[-]Gòn[-]ngập[-]nặng
Tình trạng bê tông hóa hạ tầng giao thông đường bộ ngày càng cao, dẫn đến khả năng điều tiết nước giảm, diện tích thẩm thấu thoát nước tự nhiên bị hạn chế, cũng dẫn đến tình trạng ngập ngày càng nặng - Ảnh: Hoài Nhơn


Việc quản lý kênh, rạch của các quận, huyện (Q7, Q.Bình Tân, Q.2…) còn lỏng lẻo dẫn đến nhiều nơi xảy ra tình trạng bị san lấp trái phép, lấn chiếm và xả rác ra kênh rạch còn phổ biến, làm thu hẹp dòng chảy, tắc nghẽn cống, cửa xả. Mặt khác, tình trạng bê tông hóa hạ tầng kỹ thuật giao thông đường bộ ngày càng cao, dẫn đến khả năng điều tiết nước giảm, diện tích thẩm thấu thoát nước tự nhiên bị hạn chế.


Đối với Quy hoạch 752 của Chính phủ, đến nay TP chỉ mới xây và cải tạo 2.593/6.000 km hệ thống thoát nước, chỉ đạt 40%. Hệ thống thoát nước chủ yếu thông qua hệ thống sông, kênh, rạch (3.020 tuyến, tổng chiều dài 5.075 km), trong khi đó, hệ thống sông, kênh, rạch chưa được nạo vét.


Hiện TP.HCM chỉ mới nạo vét được 60,3 km/5.075km (chiếm 1,19%) trên 4 trục thoát nước chính (Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên; Tàu Hủ - Bến Nghé - Kênh Đôi, Tẻ; Nhiêu Lộc - Thị Nghè; Tân Hóa - Lò Gốm).

Theo Đình Mười/TNO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lấn chiếm kênh rạch khiến Sài Gòn ngập nặng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI