»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:28:55 PM (GMT+7)

Lâm tặc đang "xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa Đắk Lắk và Gia Lai

(20:51:28 PM 15/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Lợi dụng địa hình hiểm trở và sự lơ là của các cơ quan chức năng, lâm tặc đã ồ ạt vào phân chia lãnh địa “xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa huyện Krông Năng (Đắk Lắk) và Krông Pa (Gia Lai). Hiện trường cho thấy việc phá rừng diễn ra ngang nhiên trong thời gian dài nhưng các ngành chức năng không hề hay biết.

Lâm[-]tặc[-]đang[-]"xẻ[-]thịt”[-]rừng[-]giáp[-]ranh[-]giữa[-]Đắk[-]Lắk[-]và[-]Gia[-]Lai

Hàng loạt cây chò đường kính từ 0,8-1m tại tiểu khu 309 bị lâm tặc triệt hạ.-Ảnh: IE

 

* Lần theo dấu lâm tặc


Nhận được tin báo của quần chúng về việc lâm tặc tàn phá rừng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, ngày 12/10, chúng tôi theo những người dân địa phương vào tiểu khu 306 ( xã Cư Klông, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) để chứng kiến lâm tặc xẻ thịt rừng. Dấu xe máy gần trại bò Ma Thiên, chúng tôi bắt đầu lội bộ lên đỉnh Cư Klong nơi có nhiều điểm mà lâm tặc đang khai thác gỗ. Vất vả leo đồi và băng rừng hơn 1km, những cây gỗ quý mà lâm tặc đốn hạ đầu tiên xuất hiện. Chỉ vào gốc cây có đường kính to nhất, K-một người dẫn đường cho biết đây là cây bình linh, một trong những loại gỗ quý ở cánh rừng này. Cây gỗ nhóm III này có đường kính khoảng hơn 1m, mới bị cưa hạ cách đây khoảng vài ngày, lá cây còn xanh, mùn cưa còn tươi. Lâm tặc chưa lấy hết gỗ, còn vài phách được dọc vuông vắn vẫn còn nằm chỏng chơ. Xung quang đó, vài cây gỗ khác như gáo vàng, dổi cũng bị bọn chúng cưa hạ và lấy đi phần thân.


Rời bãi gỗ đầu tiên, cắt rừng thêm khoảng 100 m, chúng tôi bắt gặp một con đường mòn mà lâm tặc mở để vào rừng khai thác và vận chuyển gỗ. Theo lời những người dẫn đường thì ở cánh rừng này không biết có bao nhiêu con đường mòn như vậy. Mỗi nhóm lâm tặc tự mở đường riêng để vào rừng. Chỉ cần ở địa điểm nào có cây gỗ quý là lâm tặc mở đường vào để khai thác. Men theo dọc con đường này vào sâu trong rừng khoảng 1,5km, chúng tôi đã chứng kiến hàng trăm cây gỗ quý cổ thụ như căm xe, dổi, bình linh, gáo vàng (gỗ nhóm II, III, IV)… bị đốn hạ không thương tiếc. Những cây này có đường kính từ 60cm đến 1m, v ết tích để lại hiện trường chứng tỏ khu rừng này đã bị lâm tặc khai thác trong một thời gian dài. Có những cây gốc đã cũ, ngọn đã khô. Có những cây mới bị đốn hạ, cành lá vẫn còn tươi xanh, mùn cưa còn mới, phần thân bị lấy đi…Thậm chí, có những cây lâm tặc mới hạ xuống chưa kịp dọc phách, nhựa ở gốc ứa ra đỏ quách.


Trên đường đi, dấu vết chân trâu kéo gỗ vẫn còn mới nguyên. Ở nhiều chỗ dốc, lâm tặc còn dùng các cây nhỏ bắc thành đường ray để vận chuyển gỗ cho thuận tiện. Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở đây địa hình đồi dốc nên lâm tặc dùng trâu để kéo những phách gỗ to về địa điểm tập kết. Những khúc gỗ nhỏ, ngắn thì bọn chúng dùng xe máy độ chế để chở.


Ngoài những cây đã bị khai thác, còn có nhiều cây gỗ vài người ôm mà chỉ bị lâm tặc cưa chớm hoặc cắt vào một phần ba thân. K giải thích rừng ở đây đã được các nhóm lâm tặc phân chia lãnh địa khai thác. Những cây đó là đã được bọn chúng đánh dấu để nhóm khác không xâm phạm và khai thác chồng lấn. “Là thổ địa ở đây nhưng em cũng không biết rõ có bao nhiêu nhóm lâm tặc đang tàn sát khu rừng giáp ranh này. Chỉ biết rằng, có nhóm lâm tặc là người trong xã, có nhóm ở huyện khác đến, cũng có nhóm thì ở tỉnh Gia Lai, Phú Yên về đây khai thác. Bọn chúng thường đi từ 5 đến 7 người, nhiều tên bị nghiện nên rất manh động. Vì vậy, chúng em phải đi 5 người để bảo vệ các anh”, K cho hay. Cũng theo lời anh K, lâm tặc không chỉ phá rừng ở địa bàn xã Cư K’long mà còn phá ở các xã khác như Ea Tam (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk), xã Chư Đrăng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai). Gỗ sau khi khai thác sẽ được vận chuyển qua các tuyến đường liên xã rồi đưa đi tiêu thụ.


Sau hơn ba tiếng lội rừng đến những điểm khai thác gỗ, chúng tôi trở lại bìa rừng khi trời đã xế chiều. Ngồi nghỉ ngơi và uống nước cho lại sức, tôi có ý muốn "mục sở thị" địa điểm tập kết gỗ sau khi khai thác của bọn lâm tặc. K. đồng ý dẫn đi nhưng dặn tôi phải vào vai người đi mua gỗ và không được mang máy quay theo. Nếu dùng điện thoại chụp hình thì phải rất khéo chứ không sẽ khỏi có đường về. Từ đỉnh Cư Klong dọc theo con đường mòn nhẵn thín do trâu kéo gỗ từ trên đồi xuống, K. dẫn tôi về thôn Cư K’long – nơi tập kết gỗ mà anh gọi là thôn của những “đại lâm tặc”. Theo quan sát của tôi, nhiều nhà ở trong thôn gỗ để đầy sân chẳng cần che đậy hoặc có che thì cũng rất sơ sài. Các loại gỗ quý như giáng hương, căm xe, bình linh, dổi, gáo vàng…đều có cả. Có nhà mấy thanh niên lực lưỡng đang bốc gỗ lên xe tải để đưa đi tiêu thụ.


Tại nhà ông H gỗ để từ ngoài sân, gầm giường, dưới bếp, hiên nhà và cả sau vườn. Biết K dẫn tôi đến mua gỗ ông đon đả chào mời: “ Gáo vàng 14 triệu đồng một khối, dổi 17 triệu một khối, bình linh 18 triệu một khối… Các anh mua được thì tôi vận chuyển ra đến tận xã Ea Tam (huyện Krông Năng), còn nếu vận chuyển lên Buôn Ma Thuột thì giá cao hơn vì phải thêm phí mua đường”.


* Các ngành chức năng chưa biết hay làm ngơ?


Trên đường từ thôn “đại lâm tặc” ra UBND xã Cư K’long, trong đầu tôi luôn hiện lên câu hỏi: Tại sao lâm tặc có thể lộng hành trong việc khai thác, vận chuyển và buôn bán gỗ trái phép như vậy? Các ngành chức năng huyện Krông Năng không biết việc này hay biết mà làm ngơ để chúng lộng hành?


Làm việc với xã Cư Klong, kh i chúng tôi mở máy ảnh và máy quay phim cho xem lại những hình ảnh phá rừng tại tiểu khu 306, ông Nguyễn Viết Thắng, Chủ tịch xã này vẫn không tin rằng rừng đặc dụng của xã bị tàn phá nghiêm trọng như thế. Ông một mực khẳng định rừng đang bị lâm tặc tàn phá không phải do xã quản lý. “Trong xã chỉ còn rừng nghèo, không có gỗ to như thế đâu? Nếu rừng bị phá là chúng tôi biết ngay?”-ông Thắng thắc mắc.


Chỉ khi lấy bản đồ địa giới hành chính của xã ra xem, ông Thắng mới xác nhận đó là tiểu khu 306 và diện tích rừng này do xã quản lý. “Tiểu khu 306 hiện có khoảng 590ha rừng và đất rừng, trong đó còn lại khoảng 50ha rừng nghèo. Hiện xã chưa biết rừng của tiểu khu này có bị phá hay không, hay lâm tặc phá bên Gia Lai rồi kéo gỗ về nên ngày mai chúng tôi sẽ cho người vào kiểm tra lại”, ông Thắng cho hay.


Trước những thắc mắc của phóng viên về việc gỗ chất đầy trong nhà dân và buôn bán công khai sao xã không xử lý, ông Thắng bảo rằng xã không bắt được quả tang người dân kéo gỗ nên không xử lý được. Chỉ có lực lượng liên ngành của huyện mới có thẩm quyền kiểm tra, xử lý. “Chúng tôi đã báo với huyện nhiều lần rồi, nhưng không hiểu sao họ không xuống phối hợp kiểm tra, xử lý gì cả”, ông Thắng cho biết.


Trong khi đó, một lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện Krông Năng, lực lượng chuyên trách về công tác quản lý và bảo vệ rừng lại nói rằng trách nhiệm quản lý tiểu khu 306 thuộc về UBND xã Cư K’long: “Tiểu khu này thuộc quản lý của UBND xã Cư K’long, họ là chủ rừng nên phải có trách nhiệm chính trong việc quản lý rừng ở nơi đây. Chúng tôi chỉ có trách nhiệm quản lý tiểu khu 306 về mặt Nhà nước, vì thế lâu lâu Kiểm lâm địa bàn xã mới phối hợp với họ đi kiểm tra được”. Ông này còn cho biết thêm: "Hạt mới luôn chuyển và bổ nhiệm lãnh đạo mới nên cũng nhiều việc và chưa nắm rõ được việc này. Ngày mai, Hạt sẽ cử đoàn đi kiểm tra xem rừng bị phá ở đâu rồi sẽ thông báo lại cho phóng viên để đưa tin cho chính xác".


Tuy nhà nước đã đóng cửa rừng tự nhiên nhưng tình trạng vi phạm lâm luật nhiều nơi ở tỉnh Đắk Lắk vẫn rất nóng. Điều này làm cho độ che phủ, cũng như chất lượng rừng bị suy giảm nghiêm trọng và để lại nhiều hậu quả khôn lường về sau. Việc lâm tặc “xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa xã Cư K’long (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) và xã Chư Đrăng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) cho thấy, công tác quản lý bảo vệ rừng ở đây rất lỏng lẻo và chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên.

Anh Dũng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lâm tặc đang "xẻ thịt” rừng giáp ranh giữa Đắk Lắk và Gia Lai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI