Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Lấp vịnh Nha Trang!
(21:17:06 PM 20/09/2013)Bãi Tiên là thắng cảnh phía Bắc của vịnh Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với hòn núi sừng sững nhô ra biển, dưới chân là rạn đá đen, đá san hô tuyệt đẹp. Giờ đây, khu vực quanh thắng cảnh này đang được đổ đất đá ngổn ngang để làm công trình du lịch…
Xe múc đang đưa từng khối đá lớn lấp xuống biển tại khu vực Bãi Tiên
Bãi Tiên sẽ biến dạng
Có mặt tại Bãi Tiên (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang), chúng tôi chứng kiến khu vực này đang được đào lấp khẩn trương với nhiều xe múc đưa từng khối đá lớn xuống biển. Ngọn núi đá xanh đen một thời là địa điểm lý tưởng của các đôi uyên ương đến chụp ảnh cưới cũng như khách du lịch đến tham quan, nay đã lọt thỏm trong công trường ngổn ngang đất đá.
Khi chúng tôi đưa máy ảnh lên chụp, bảo vệ của khu du lịch nghỉ mát Amiana liền đến ngăn cản và cho biết khu vực công trường không được tự ý chụp ảnh. Theo tìm hiểu của chúng tôi, công trường này nằm trong dự án đầu tư khu dịch vụ du lịch và thể thao Hồ Tiên (Amiana). Dự án có diện tích 42.470 m2 với nhiều hạng mục: 19 bungalow (nhà nghỉ độc lập), 1 câu lạc bộ thể thao lặn biển, leo núi, 1 nhà hàng, 1 nhà trung tâm…, tổng mức đầu tư là 84,5 tỉ đồng. Chủ đầu tư dự án là Công ty TNHH Hồ Tiên.
Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa, tháng 3-2006, dự án khu dịch vụ du lịch Hồ Tiên được UBND tỉnh phê duyệt về việc thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch tổng thể mặt bằng. Sau nhiều lần điều chỉnh, đến tháng 10-2010, UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng (tỉ lệ 1/500) và cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 9-2011.
Tuy nhiên, khi phóng viên đề cập văn bản của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) và thắc mắc có hay không tác động (đổ đất, đá) đến vịnh Nha Trang trong khu vực dự án, người lưu trữ hồ sơ không tìm thấy văn bản.
Về vấn đề này, ông Mai Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Khánh Hòa, cho rằng chưa tìm hiểu nên chưa thể trả lời. Trong khi đó, Chi cục Quản lý đất đai Sở TN-MT cho rằng dự án này được cho thuê đất từ năm 2002, trước thời điểm vịnh Nha Trang được công nhận là danh thắng quốc gia (năm 2005). Còn ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Khánh Hòa, cho biết có nghe thông tin và cho cán bộ kiểm tra việc đổ đất đá ở khu vực dự án Hồ Tiên nhưng “chưa thấy vi phạm gì”!
Đua nhau lấp vịnh
Không chỉ dự án trên, gần đây nhất, ngày 27-7, dù chưa có giấy phép chính thức của cơ quan chức năng nhưng Chi nhánh DNTN Xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên - khách sạn Mường Thanh Nha Trang (thuộc Tập đoàn Mường Thanh) vẫn tự ý lấp khu vực biển Hòn Một (cũng nằm trên địa bàn phường Vĩnh Hòa) để làm bãi tắm. Đến nay, việc lấp vịnh làm bãi tắm đã hoàn thành, khu vực đổ cát mới đã lấn ra mặt biển khoảng 10 m.
Trước đó, tháng 11-2011, Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Trọng Điểm (Focus Travel) cũng tự ý tổ chức lấp vịnh Nha Trang để làm công viên bến du thuyền quốc tế tại khu vực biển trên đường Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hòa. Sau đó, Focus Travel bị Sở TN-MT tỉnh Khánh Hòa đình chỉ thi công, đề nghị UBND tỉnh xử phạt 200-300 triệu đồng vì vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, doanh nghiệp này chỉ mới bị Thanh tra Sở VH-TT-DL tỉnh Khánh Hòa xử phạt 25 triệu đồng về hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh. Số đất đá san lấp vịnh Nha Trang vẫn còn đó.
Hiện nay, nhiều người dân và giới chuyên môn ở tỉnh Khánh Hòa đang lo ngại việc lấp vịnh sẽ tàn phá danh thắng quốc gia này, đồng thời cho rằng cơ quan chức năng cần có những quyết sách mạnh mẽ, phù hợp để vừa bảo tồn vừa phát huy tiềm năng vịnh Nha Trang.
Phát triển phải đi đôi với bảo tồn
Ông Bùi Mau - nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, Chủ tịch CLB Vịnh đẹp Nha Trang - cho rằng vấn đề lấp biển cần suy xét nhiều chiều và nên ủng hộ những việc làm góp phần tôn tạo bãi biển Nha Trang thêm đẹp. Tuy nhiên, về việc xây dựng, cải tạo dọc bờ biển, cơ quan chức năng cần tính toán, nghiên cứu một cách khoa học để tránh những tác động tiêu cực. Phát triển phải đi đôi với bảo tồn và bảo tồn để phát triển.
Theo TS Lê Đình Mầu, Viện phó Viện Hải dương học Nha Trang, dưới góc độ khoa học, việc đào lấp bãi biển này tất yếu phải ảnh hưởng lớn đến môi trường xung quanh. Tùy theo khối lượng công trình mà mức độ ảnh hưởng khác nhau, ở bán kính nhất định. Tác động lớn nhất là rạn san hô quanh đó có thể chết vì sự thay đổi này, nếu có dòng chảy thì nguy cơ chết san hô sẽ lan rộng hơn. Trên thế giới, một số nước do thiếu đất (như Nhật Bản) cũng lấn biển để phát triển kinh tế nhưng họ có công nghệ xử lý môi trường và được tính toán, thiết kế cẩn thận. Còn ở nước ta, đa số việc lấn biển đều do doanh nghiệp đề xuất. Vì vậy, các cơ quản lý phải tính toán cẩn thận, hài hòa, tránh phá vỡ cảnh quan, môi sinh, môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.