»

Thứ bảy, 23/11/2024, 11:07:28 AM (GMT+7)

“Kỳ án” phân bón giả lại làm nóng phiên chất vấn

(10:23:33 AM 19/06/2017)
(Tin Môi Trường) - “Một vụ việc mà hai đồng chí Phó Thủ tướng thường trực của hai nhiệm kỳ Chính phủ phải có nhiều văn bản chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp để chỉ đạo, rồi các bộ có liên quan đều khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng rốt cuộc cho đến nay vẫn không bị khởi tố”.

“Kỳ[-]án”[-]phân[-]bón[-]giả[-]lại[-]làm[-]nóng[-]phiên[-]chất[-]vấn

 

Trong phiên chất vấn đối với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình diễn ra chiều 15/6, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đã hỏi về quan điểm của Chính phủ trong việc sản xuất phân bón giả ở Đồng Nai sau khi công an tỉnh Đồng Nai hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án này.

 
Trước đó, nội dung trên cũng đã được ông Cương nêu ra tại phiên thảo luận ngày 9/6. Vị đại biểu này đã cảm thán mà rằng: “Sản xuất phân bón giả phải coi là tội ác với nông dân. Ấy vậy mà vụ việc sản xuất phân bón giả của Công ty Thuận Phong được 6 bộ khẳng định mà sau nhiều năm vẫn chưa bị xử lý!”.
 
“Một vụ việc mà hai đồng chí Phó Thủ tướng thường trực của hai nhiệm kỳ Chính phủ phải có nhiều văn bản chỉ đạo, chủ trì nhiều cuộc họp để chỉ đạo, rồi các bộ có liên quan đều khẳng định Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả nhưng rốt cuộc cho đến nay vẫn không bị khởi tố”. Có lẽ chính vì vậy mà ông Cương đã không khỏi ngạc nhiên, coi đây là “kỳ án”.
 
Đăng đàn trả lời, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết đã xin ý kiến của các bộ ngành, vì có vướng mắc về luật, có cách hiểu khác nhau nên cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đình chỉ vụ án, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh này phê chuẩn nhưng dư luận không đồng tình.
 
Thông tin cập nhật và có tín hiệu đáng mừng trong câu trả lời của ông Trương Hòa Bình là Chính phủ đã chỉ đạo làm rõ để có kết luận chính xác. “Kết luận khẳng định đó là phân bón giả, tôi giao cho Bộ Công an xem xét giải quyết lại, VKSND Tối cao có văn bản chỉ đạo VKSND tỉnh Đồng Nai ra quyết định hủy quyết định phê chuẩn không khởi tố vụ án và phục hồi điều tra. Nếu có vi phạm sẽ xử lý đúng pháp luật”, Phó Thủ tướng khẳng định.
 
Đừng tưởng phân bón là chuyện của riêng nông dân. Ấy thế mà không phải! Chuyện của nông dân cũng là chuyện chung xã hội.
 
Bao nhiêu năm qua, trên truyền thông, báo chí chúng ta cứ ca mãi bài ca “giải cứu” khi “được mùa mất giá, được giá mất mùa”, hỗ trợ người nông dân để họ không phải li nông, li hương, sống yên ổn trên mảnh đất của mình.
 
Thế nhưng, ngay từ khâu đầu vào của sản xuất, họ lại “bơ vơ” trước sự hoành hành của phân bón giả. Chưa nói đến phải ứng phó với sự bất thường của thiên tai, thời tiết; người nông dân đã phải đối phó với sự lừa lọc của chính đồng bào mình mà không nhận được hướng dẫn, bảo vệ của chính quyền. Nếu vậy, “giải cứu” có ý nghĩa gì?
 
Dẫu biết cũng phải “tự cứu mình trước khi chờ trời cứu”, nhưng nông dân làm sao đủ chuyên môn để phân biệt được đâu là phân bón thật, phân bón giả trước khi hậu quả xảy ra? Thử hỏi đâu là trách nhiệm của quản lý thị trường, của chính quyền địa phương? Hay là vẫn mãi một lý do muôn thuở: “lực lượng mỏng”, nhiệm vụ nặng nề còn người làm thì ít?
 
Tôi từng chứng kiến những cơ sở khởi nghiệp điêu đứng vì dăm bữa nửa tháng lại có một đoàn thanh tra, kiểm tra đến “thăm hỏi” soi giấy tờ, quy trình sản xuất, đến nỗi không chịu nổi áp lực phải đóng cửa kinh doanh. Trong khi đó, cơ sở kinh doanh hàng giả, hàng nhái, chế biến thực phẩm bẩn gây bức xúc trong khu vực vẫn ngang nhiên hoạt động một cách đầy khó hiểu.
 
Đành rằng, trong quan hệ kinh tế, không nên cái gì cũng hình sự hóa. Nhưng đây là vi phạm pháp luật, là lừa đảo, gian dối, gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh kế một bộ phận lớn người dân, không thể “làm ngơ” mà cho qua, chỉ xử phạt hành chính vài ba triệu đồng để cho tồn tại được.
 
Chúng ta thường nói việc nhỏ việc to gì cũng “đè” doanh nghiệp, người dân ra phạt là cứng nhắc, “vô cảm”, nhưng ngoảnh mặt trước những sai phạm cũng chính là một sự “vô cảm” đang giết chết sáng tạo và đạo đức, cơ hội kinh doanh của người dân lương thiện.
 
Gửi ý kiến của mình tới Chính phủ, đại biểu Cương nói: Tôi mong Chính phủ giúp tôi câu trả lời để không phải “chuyển câu trả lời cho nhiệm kỳ kế tiếp”. Đây cũng chính là nguyện vọng chung của mọi cử tri, không chỉ với riêng vụ sản xuất phân bón giả nói trên mà còn là tất cả những vấn đề nhức nhối khác.
 
Bích Diệp/báo dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Kỳ án” phân bón giả lại làm nóng phiên chất vấn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI