Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Kon Tum: Làm đường trăm tỷ, dân vẫn phải lội nước
(07:29:49 AM 19/07/2015)Làm đường trăm tỷ, dân vẫn phải lội nước - Ảnh minh họa :TL- tinmoitruong.com.vn
* Lội nước trên…cầu
Theo thiết kế thì con đường bám lấy tuyến đường cũ (tỉnh lộ 677), tận dụng cầu cũ để lưu thông. Nhưng khi thi công chủ đầu tư là Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum và các đơn vị tư vấn thiết kế đã không tính đến việc dòng sông Đăk Pxi bị bồi lấp, nước dâng khiến ý tưởng tận dụng cầu cũ (cầu Đăk Câu, cầu Đăk Wet) đã trở thành “điểm đen” trên tuyến đường này.
Cầu Đăk Câu, khi chưa thi công thì mặt cầu cách mặt nước cả mét. Năm 2009, sau cơn bão số 9 thì mặt nước đã ngang mặt cầu vì vậy, người dân mỗi khi qua cầu lại phải lội nước, bất kể mùa nào. Khi mưa đến, lũ về thì nước dâng khiến người dân trong 5 làng trên gần như bị cô lập. Đỉnh điểm là mùa lũ các năm 2012, 2013 bà con phải dùng 4 cái lốp ôtô ghép lại để lưu thông qua suối (vì cầu ngập từ 2-3 mét) rất nguy hiểm. Theo ông Đinh Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Đăk Pxi khẳng định: khi thi công do không tính đến việc bồi lấp dòng sông nên giờ mặt cầu bằng mặt nước. Hiện cây cầu thường xuyên ngập nước, đặc biệt vào mùa mưa thì ngập sâu.
Hàng ngày do mặt cầu bị nước ngập từ 20-30cm khiến việc lưu thông rất bất tiện. Theo anh A Thìn ở làng Kon Pao, khi mưa xuống, nước lớn, bà con đi rẫy về phải khiêng xe máy qua cầu vì sợ xe chết máy. Vừa rồi có mấy cháu học ở trường Tô Vĩnh Diện dù rất gần nhà nhưng lại xin chuyển sang trường Nguyễn Văn Cừ xa hơn vì giao thông thuận tiện hơn.
Trước thực trạng trên , 3 năm qua người dân sống quanh khu vực trên đã phải làm một cầu tạm ở cuối con suối. Năm 2013 cây cầu tạm bị cuốn trôi và người dân phải làm lại để lưu thông vì sợ đi qua cầu Đăk Câu nguy hiểm khi mưa về. Ngày 22/8/2014 khi đánh giá chất lượng của cầu tạm, đoàn liên ngành của tỉnh Kon Tum (gồm Sở Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch đầu tư, UBND huyện Đăk Hà) khẳng định cầu tạm chỉ đảm bảo giao thông cho người đi bộ. Hiện cây cầu tạm cũng đã xuống cấp trầm trọng. Mặt cầu bằng ván đóng tạm bợ, một số điểm bị mất ván nên rất nguy hiểm khi di chuyển. Vậy nhưng hàng ngày cầu tạm trên vẫn “cõng” cả trăm lượt người và phương tiện qua lại. Theo quan sát, nếu người dân không qua cầu tạm thì trước khi qua cầu Đăk Câu là phải dừng xe, sang số và phóng thật nhanh qua cầu nhằm tránh chết máy.
Trước bức xúc trên, ông Huỳnh Tấn Phục - Giám đốc Sở giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết: Sở đã tham mưu UBND tỉnh sử dụng quỹ bảo trì đường bộ của Trung ương cấp cho địa phương năm 2015 để đầu tư xây mới cầu Đăk Câu. UBND tỉnh đã phê duyệt báo cáo kỹ thuật và lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu xây lắp. Dự kiến cây cầu sẽ thi công vào tháng 9 và hoàn thành cuối năm 2015.
* Được thuỷ điện thì mất đường
Công trình đường giao thông Đăk Côi - Đăk Pxi được đưa vào sử dụng từ năm 2013, nhưng c ách cầu Đăk Câu khoảng 1km mét có đoạn đường dài hơn 500 mét (ngay cầu tràn Đăk Wet cũ) vẫn còn dang dở, trở thành điểm ngập thường xuyên như cầu Đăk Câu.
Đ oạn đường này hiện vẫn là đường đất với ổ gà, ổ trâu lổm nhổm (dù toàn tuyến được thi công theo tiêu chuẩn cấp phối đá dăm láng nhựa). Đây cũng là đoạn đường thường xuyên ngập lụt khi mưa về, thuỷ điện xả nước. Theo tìm hiểu thì trong quá trình thi công công trình đường giao thông, cũng là lúc dự án thuỷ điện Đăk Pxi 5 (do Công ty TNHH Đức Thành Gia Lai ở tỉnh Gia Lai làm chủ đầu tư) triển khai. Theo kế hoạch đến năm 2012 chủ đầu tư công trình thuỷ điện phải bàn giao mặt bằng đoạn hoàn trả đường tránh ngập cho đơn vị thi công đường nhưng không kịp. Phải đến ngày 10/3/2014 thì công ty mới bàn giao mặt bằng cho Sở Giao thông vận tải. Việc chậm bàn giao mặt bằng khiến việc thi công đoạn đường trên bị gián đoạn, bàn giao mặt bằng khi công trình đã hoàn thành nên đơn vị thi công đoạn này đã rút hết công nhân, máy móc, phương tiện. Từ đó, đoạn này trở thành điểm ngập thường xuyên của cả tuyến.
Để xử lý điểm ngập trên, có hàng loạt công văn, cuộc họp từ huyện Đăk Hà đến các sở: Giao thông, Tài chính cũng như ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh để xử lý điểm ngập trên trong nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Theo ông Huỳnh Tấn Phục, Giám đốc Sở giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum, đoạn đường tại cầu Đăk Wet thuộc thôn 4, xã Đăk Pxi thuộc đoạn hoàn trả đường tránh ngập của Thuỷ điện Đăk Pxi 5. Trước đây UBND tỉnh cho chủ trường Công ty TNHH Đức Thành Gia Lai chỉ làm phần nền, mặt đường giao lại cho Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư bằng nguồn vốn của dự án đường Đăk Côi - Đăk Pxi. Tuy nhiên đến ngày 10/3/2014 công ty mới bàn giao mặt bằng.
Được biết, nếu lấy tiền từ nguồn vốn dự án đường Đăk Côi - Đăk Pxi để thi công đoạn đường hơn 500 mét trên là nhiệm vụ bất khả thi khi dự án hết vốn. Hiện tại dự án cũng còn nợ đơn vị thi công gần 27 tỷ đồng từ năm 2012 đến nay chưa có nguồn trả.
Trước thực trạng trên, theo ông Huỳnh Tấn Phục trong thời gian tới “Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh cho đầu tư xây dựng phần mặt đường đoạn tuyến trên bằng nguồn vốn từ quỹ bảo trì đường bộ Trung ương cấp cho địa phương năm 2016 để dự án được đầu tư đồng bộ”.
Như vậy, thuỷ điện chậm bàn giao mặt bằng, lại gây ngập đường, trong khi dự án cạn vốn nhưng UBND tỉnh Kon Tum vẫn "ưu ái" khi nhận thi công phần mặt đường thay cho… doanh nghiệp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.