»

Thứ năm, 21/11/2024, 16:10:35 PM (GMT+7)

Kiến nghị "giải pháp chi tiết hơn" về cách ly xã hội

(15:35:39 PM 13/04/2020)
(Tin Môi Trường) - Việc cách ly xã hội cần có "các giải pháp chi tiết hơn, tính đến yếu tố địa phương", theo Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19.

Sáng 13/4, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) họp dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, đã nhận định Việt Nam đang kiểm soát tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, nguy cơ tiềm ẩn rất lớn, nếu nới lỏng, dịch có thể bùng phát trở lại và "chúng ta phải chuẩn bị tinh thần là dịch còn kéo dài".   

 
Ban chỉ đạo cho rằng, thời gian đầu, việc cách ly xã hội được thực hiện tốt nhưng những ngày gần đây có hiện tượng chủ quan, người dân ra đường đông hơn. Biện pháp này sẽ ảnh hưởng nhiều tới người dân, doanh nghiệp, nhưng với quan điểm "sức khoẻ là trên hết", "còn người còn của", Việt Nam cần tiếp tục thực hiện nghiêm  chỉ thị 16.
 
Sau ngày 15/4, Ban chỉ đạo sẽ đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị mới; trong đó quán triệt tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh.
 
Với biện pháp cách ly xã hội, các ý kiến trong Ban chỉ đạo cho rằng cần kiến nghị các giải pháp cụ thể, chi tiết hơn, tính đến yếu tố địa phương, các nhóm trong xã hội, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đồng thời Việt Nam cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để truy vết, giám sát các ca bệnh và việc thực hiện cách ly xã hội.
 
Ban chỉ đạo yêu cầu tất cả các địa phương có bộ phận cập nhật dữ liệu dịch bệnh thống nhất để hình thành hệ thống dữ liệu toàn quốc, phân nhóm những tỉnh, thành nguy cơ cao - thấp; tổ chức các tổ truy vết ở cả Trung ương lẫn địa phương.
 
Kiến[-]nghị[-]"giải[-]pháp[-]chi[-]tiết[-]hơn"[-]về[-]cách[-]ly[-]xã[-]hội
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP
 
Các đại biểu dự họp đề xuất một số giải pháp để "chặn đến cùng" tất cả các ca xâm nhập; chưa nới lỏng chính sách nhập cảnh; giám sát chặt nhóm người mắc các bệnh giống cúm (qua những người mua thuốc); triển khai xét nghiệm điểm một số nhóm như lao động phổ thông, cộng đồng người nước ngoài sinh sống tập trung; kiểm soát chặt chẽ những nơi tập trung đông người, gồm cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các di tích, danh thắng; khu du lịch, vui chơi, giải trí; chợ đầu mối, chợ dân sinh; làng nghề, bếp ăn tập thể...
 
Cũng theo các đại biểu, bên cạnh giải pháp về phòng chống dịch bệnh, cần tiếp tục quan tâm tới nhóm người yếu thế gặp khó khăn vì dịch bệnh; xem xét nới lỏng trên cơ sở có biện pháp kiểm soát phù hợp đối với một số ngành hàng sản xuất, kinh doanh dịch vụ thiết yếu...
 
Chiều nay, Thường trực Chính phủ sẽ nghe Ban chỉ đạo báo cáo để xem xét quyết định có tiếp tục duy trì cách ly xã hội sau ngày 15/4 hay không.
 
Trước đó, sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc, không tập trung quá 2 người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày.
 
Đến 6h ngày 13/4, Bộ Y tế ghi nhận thêm hai ca dương tính nCoV, đều ở thôn Hạ Lôi, huyện Mê Linh (Hà Nội), nâng tổng số ca nhiễm cả nước lên 262, trong đó 118 người đang điều trị, 144 người đã khỏi. 
(VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Kiến nghị "giải pháp chi tiết hơn" về cách ly xã hội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI