Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Kiểm soát khí thải ô nhiễm: quá khó với Việt Nam?
(16:30:37 PM 25/08/2014)
Khí thải đen trời tại xã Đông Thạnh, Hóc Môn - ảnh: L.Quỳnh
Điều 64 của luật Bảo vệ môi trường năm 2014 mới đây quy định: các cơ sở phát sinh khí thải phải thống kê khí thải. Vì vậy tất yếu cần phải có cơ sở dữ liệu về khí thải. Tuy nhiên, theo cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường), hiện chưa có quy định nào hướng dẫn rõ việc kiểm kê khí thải. Vì vậy, vừa qua, các cơ quan chức năng vừa ngồi lại với các chuyên gia thảo luận, góp ý về một thông tư (chưa có số) hướng dẫn việc này.
Chỉ có thể giới hạn ở một số ngành nghề?
Theo dự thảo, có 9 ngành phải thực hiện kiểm kê khí thải, gồm: sản xuất nhiệt điện, phôi thép, các kim loại vô cơ khác, xi măng, vật liệu xây dựng, hoá chất cơ bản, phân bón hoá học, dầu mỏ, lò đốt chất thải công nghiệp, thông thường và chất thải nguy hại, ngành sản xuất có nồi hơi công nghiệp.
Thông số kiểm kê sẽ tuỳ vào từng ngành sản xuất, như các cơ sở thuộc nhóm ngành sản xuất phôi thép, các kim loại vô cơ khác thì thông số là bụi, CO, hơi kim loại, hơi dung môi hữu cơ, Xyanua, HCl, SiO2; Hay ngành sản xuất nhiệt điện, cơ sở sản xuất có nồi hơi lò hơi công nghiệp thì kiểm kê bụi, SO2, CO, CO2, NOx, VOCs,…
Việc khảo sát, thu thập thông tin cho kiểm kê khí thải công nghiệp dựa vào điều tra, khảo sát trực tiếp tại cơ sở công nghiệp, phiếu điều tra và đo khí thải ống khói.
Xác định đây là một việc rất phức tạp, đại diện cục Kiểm soát ô nhiễm đề xuất: nên chăng trong 5 năm tới chỉ kiểm kê khí thải tập trung vào một số ngành và một số thông số khí thải?
Đồng tình, PGS.TS Phùng Chí Sỹ, viện Kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP.HCM kiến nghị, trong thời gian trước mắt chỉ nên quy định hạn chế kiểm kê với các nguồn thải khí thải công nghiệp lớn (vì vậy cần ban hành tiêu chí xác định doanh nghiệp thải khí thải lớn); hạn chế thông số kiểm kê (như tập trung vào bụi, SO2, NO2, CO – đây là những khí thải đang gây ô nhiễm nhiều); hạn chế nguồn kiểm kê tại mỗi cơ sở…
Ông Sỹ lý giải: nguyên do là nguồn thải rất đa dạng (nguồn điểm, vùng, đường; nguồn thải cao, thải thấp; nguồn thải nóng, thải nguội). Trong khi đó, thực tế trong một cơ sở công nghiệp lại thường tồn tại tất cả các loại nguồn thải này.
Ngoài ra, theo ông Sỹ, các thông số đặc trưng nguồn thải rất đa dạng, không phải lúc nào cũng đo đạc, tính toán được, đặc biệt là đặc trưng các nguồn vùng (phân tán), nguồn thải thấp.
Vỏ hạt điều là một loại nguồn đốt gây ô nhiễm nhất và đang được sử dụng nhiều nhất cho sản xuất nhưng chưa được đưa vào dự thảo thông tư kiểm kê khí thải công nghiệp - ảnh: L.Quỳnh
Cần nhiều bổ sung cho đo khí thải
Góp ý cho dự thảo thông tư, PGS. TS. Nguyễn Đinh Tuấn, nguyên hiệu trưởng ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM cho rằng: thông tư nên loại bỏ phương pháp đo khí thải về lưu lượng và nồng độ, vì thực tế cho thấy nó vừa quá tốn kém vừa không chính xác do có quá nhiều biến, quá khó về kĩ thuật, và còn gây tranh cãi nhiều giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Thực tế điều này đã khiến cho việc xử lý ô nhiễm khí thải thời gian qua rất khó khăn, không rõ ràng, minh bạch được.
“Vì vậy, tôi cho rằng chúng ta nên kiểm kê khí thải dựa vào hệ số phát thải, thay vì dùng phương pháp đo. Điều này đã được thực hiện trên thế giới rất tốt”, ông Tuấn nói.
Đồng tình, các chuyên gia cũng cho rằng: cần lưu ý về quy trình, công nghệ, điều kiện vận hành,… bởi mỗi công nghệ khác nhau thì hệ số phát thải lại khác nhau. Vì vậy, để nhận được hệ số phát thải có độ tin cậy cao, theo ông Sỹ, cần phải điều tra số lượng nhiều doanh nghiệp, sau đó xác định hệ số phát thải.
Theo ông Sỹ, thời gian trước mắt, nên biên soạn và ban hành hệ số phát thải khí thải đối với một số ngành công nghiệp điển hình, dựa trên cơ sở tham khảo hệ số phát thải của quốc tế đã có sẵn. Điều này sẽ giảm gánh nặng chi phí làm hệ số phát thải. Trong thời gian dài sau này, nhà nước mới nên từng bước tổ chức điều tra, đo dạc, khảo sát và xây dựng hệ số phát thải đối với một số lĩnh vực công nghiệp điển hình tại VN.
Bên cạnh đó, đại diện sở Tài nguyên môi trường tỉnh Lâm Đồng đề xuất, cần nói rõ khí thải ô nhiễm ở đây là bụi, khí độc, mùi hôi. Thông tư cũng chỉ mới quan tâm tới nguồn đốt nhiên liệu, trong khi đó, thực tế hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang sử vỏ hạt điều, củi trấu áp để đốt. Đây là loại nguyên liệu ô nhiễm nhất nhưng gần như không xử lý được. Vì vậy rất nên bổ sung nguồn nguyên liệu này vào thông tư cho việc tính toán kiểm kê khí thải…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.