»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:19:20 PM (GMT+7)

Khổ như dân phố cổ

(07:25:28 AM 26/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Nếu như không có phố cổ thì không có Hà Nội - đây là quan điểm xuyên suốt đã được các lãnh đạo thành phố từ trước đến nay thường khẳng định.

Chính vì vậy, dãn dân phố cổ để góp phần cải thiện môi trường sống trong khu vực phố cổ và bảo tồn được phố cổ đang được lãnh đạo thành phố và quận Hoàn Kiếm quyết liệt thực hiện. Tuy nhiên, làm như thế nào lại là việc không hề đơn giản. Song, khó không có nghĩa là bó tay.

 

Đề án dãn dân phố cổ đã được UBND thành phố đưa ra từ năm 1998, sau 13 năm trì hoãn vì nhiều lý do thì đến tháng 7 năm nay đã được thẩm định và chờ thành phố phê duyệt. Theo đó, một cuộc di tản lớn sẽ diễn ra: Khoảng 40% dân phố cổ sẽ di chuyển khỏi khu vực này nhằm giảm mật độ dân cư từ 840 người/ha xuống còn 500 người/ha vào năm 2020.

 

Những[-]ngôi[-]nhà[-]ở[-]phố[-]cổ[-]Hà[-]Nội[-]thường[-]là[-]nơi[-]sinh[-]sống[-]của[-]nhiều[-]hộ[-]gia[-]đình.[-]	Ảnh:[-]Giang[-]Huy
Những ngôi nhà ở phố cổ Hà Nội thường là nơi sinh sống của nhiều hộ gia đình. Ảnh: Giang Huy

 

Nếu Hà Nội được xem như đất rồng thiêng hội tụ - là tinh hoa tròn trịa của cả dân tộc thì cũng không phải băn khoăn khẳng định diện tích 81ha phố cổ Hà Nội chính là “lòng đỏ của quả trứng gà”. Nói thế bởi, nhắc đến Hà Nội, cái đầu tiên người ta nghĩ ra là “Hà Nội băm sáu phố phường” với những tên phố: Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Lược..., những ngôi nhà cổ kính mái ngói xô nghiêng; với quà phở và cả những gánh hàng rong.

 

Nhưng chỉ tới khi từ mặt phố cổ kính đô hội, ta ngẫu hứng chui tọt vào trong cái “lòng đỏ trứng gà” ấy, ánh sáng bỗng tắt lịm! Một nếp sống ngột ngạt đến khó hình dung. Nói thì bảo tát nước theo mưa bởi không phải bây giờ cái sự “khổ như dân phố cổ” mới được đưa ra. Nhưng quả thực thế thì bức bối lắm, khó chịu lắm! Mới đây đề án “Dãn dân phố cổ Hà Nội” được tái khởi động, liệu đây có phải thời khắc để những con người sống ở đây đổi mới chính mình và tiễn biệt những ngày buồn?

 

Chuồng[-]để[-]nhốt[-]chim[-]treo[-]ngay[-]dưới[-]“chuồng[-]chim”[-]mà[-]người[-]phố[-]cổ[-]cơi[-]nới[-]để[-]sinh[-]hoạt[-]-[-]một[-]kiểu[-]chế[-]nhà[-]điển[-]hình[-]của[-]dân[-]phố[-]cổ
Chuồng để nhốt chim treo ngay dưới “chuồng chim” mà người phố cổ cơi nới để sinh hoạt - một kiểu chế nhà điển hình của dân phố cổ

 

1 số nhà 21 hộ dân

 

Cũng xin nói trước để không bị cho rằng: Ông có biết, ở phố cổ, “mỗi mét đất là một mét vàng” không mà nói xằng. Thì vâng, chả ai lại đem cái quê nghèo vùng bán sơn địa của tôi - nơi mà có to gan bán đất nửa làng mới dám mơ mua nhà Hà Nội ra để so sánh. Thế nhưng phải đau xót thừa nhận rằng, trong sự phát triển chung của đất nước và của thủ đô nói riêng thì tại phố cổ, mọi thứ đang... giật lùi. Hà Nội thì đang mở rộng, có ai đời gia đình cả mấy đời kéo nhau rúc vào căn phòng 10m2, lại có cả chuyện gia đình có mấy anh con trai lớn tồng ngồng hết rồi mà ế vợ tất... vì lấy về thì chỉ có nước là đứng để ngắm nhau thôi. Tất cả cái hài, lâm, ly, bi đát gói trong không gian bế tắc thiếu ánh sáng khi bước vào những cái ngõ sâu, dài và hẹp như địa đạo ở phố cổ Hà Nội.

 

Dẫn tôi đi tham quan căn nhà vốn từng là của gia đình, sau hiến cho Nhà nước trong thời kỳ công tư hợp doanh cuối những năm 50 của thế kỷ trước, ông Nguyễn Hồng Tân tỉ mỉ: “Ngôi nhà 47 Hàng Đường này đã được hơn 100 năm tuổi rồi. Bây giờ, nó trở thành không gian sống của 21 hộ dân”.

 

Vừa khi tôi đến cũng là lúc người trong khu đi... tránh nhau (ra phố hay đi chơi tạm đâu đó để đỡ đi ra đi vào đụng nhau), chỉ để mỗi nhà số người tối thiểu nấu bữa trưa. Thấy tôi lấy làm lạ khi mọi người ở đây đều nấu ăn bằng than tổ ong, phải nhử than khói cay như hun chuột, ông Tân cười méo xệch: “Lấy chỗ đâu mà để bếp gas, với lại đun bằng than rẻ. Ở đây còn có ông đi bộ đội bị thương giờ về cứ lôi củi gỗ ở đâu về tích đầy ở chân cầu thang để nấu dần kia kìa”.

 

[-]Bà[-]Mùi[-]bên[-]trong[-]“căn[-]nhà[-]hải[-]đăng”[-]của[-]mình,[-]dù[-]rất[-]muốn[-]thoát[-]khỏi[-]nó,[-]nhưng[-]bà[-]vẫn[-]tiếc[-]vì[-]“nơi[-]sắp[-]chuyển[-]đến[-]có[-]ra[-]phố[-]bán[-]trà[-]đá[-]được[-]không[-]nhỉ?
Bà Mùi bên trong “căn nhà hải đăng” của mình, dù rất muốn thoát khỏi nó, nhưng bà vẫn tiếc vì “nơi sắp chuyển đến có ra phố bán trà đá được không nhỉ?". Ảnh: C.C

 

Ông Tân kéo tôi vào nhà bà Ngô Thị Mùi - hộ thuộc dạng đặc trưng về sự thiếu thốn không gian sống. Bà Mùi đã bẩy mấy, lại còn nặng tai nữa. Khi ông Tân giới thiệu là nhà báo đến chơi thì bà Mùi lại nhìn chằm chằm vào tôi bức xúc: “Đường ống nước hư từ lâu lắm rồi, bây giờ mới đến sửa à?”. Phải ghé sát vào tai rồi hét lên bất lịch sự hai - ba lần thì bà mới thông, gật đầu lia lịa.

 

Cái nơi mà bà Mùi ở, thú thật không biết nên gọi bằng cái tên gì. Bởi nó chỉ như cầu thang dẫn lên tháp hải đăng. Chính khoảng cách không gian lắt xắt nhỏ tẹo được tạo ra giữa cầu thang và lớp tường bọc bên ngoài là nơi ở của bà và 3 người nữa. 10m2 chắp vá ấy chỉ đủ để kê dọc 1 chiếc ghế dài ở giữa. Ở hai đầu chiếc ghế, một phía là chỗ ngủ của 2 vợ chồng trẻ, một phía là nơi ngủ của bà và đứa cháu.

 

Ấy vậy nhưng ngôi nhà số 47 Hàng Đường vẫn còn thuộc dạng còn “tươm” chán. Điều này được rút ra khi tôi cùng chị Nguyễn Quỳnh Nga - cán bộ quản lý nhà đất của phường Hàng Đào - xuống địa bàn. Đây được coi là “khu liên hợp các dãy nhà” bởi chỉ trong một con ngõ mà có tới 5 dãy nhà đi chung: 4 nhà thuộc phố Hàng Ngang (19, 23, 25, 27) và 1 còn lại là số nhà 38 Hàng Giầy.

 

Chính bởi thế mà con ngõ này giống địa đạo liên kết chằng chịt với nhau, một đầu dẫn ra Hàng Ngang, đầu kia thông ra Hàng Giầy. Tất cả “hệ thống địa đạo” này đều tối om, không bật đèn chiếu sáng. Hết ngõ tối này lại đến ngõ tối khác díc dắc và điểm ghi nhớ là những chân cầu thang, những căn phòng bức bối và những “chuồng chim” người dân cơi nới lồi ra ngoài sân sinh hoạt chung.

 

Căn phòng đầu tiên chúng tôi bước vào chừng hơn 10m2 là của bà Vương Thị Ngọ. Bà Ngọ đã ở đây được nửa cuộc đời (bà năm nay 88 tuổi), nhà bà có 8 khẩu, nếu lấy diện tích chia cho đầu người thì mỗi người chỉ được... 0,8m2. Vậy là họ tìm mọi cách để giải thoát cho sự quá tải của căn phòng này và cho chính mình. Giờ thì bà đang ở cùng với cậu con cả và cậu thứ tư. Bà Ngọ buồn rầu: “Thằng em vẫn ế vì thằng anh có đi thì mới có chỗ để mà rước về chứ. Thằng cả thì ham vẽ tranh để bán, căn phòng tin hin này vừa là chỗ ở vừa là xưởng vẽ cho nó. Gớm, hoạ sĩ thì nào là khung tranh, bút màu, mỗi khi nó vẽ là 2 mẹ con phải lánh chỗ khác để nó có không gian làm việc”.

 

Muôn kế sinh tồn

 

Chính cái không khí ngột ngạt đến căng như dây đàn buộc người dân phố cổ phải nghĩ cách nới rộng không gian sống. Những hộ quay mặt ra cửa không đụng nhà ai thì dựng mấy trụ sắt rồi làm một cái “chuồng chim” thò ra. Nơi lại bịt chân cầu thang làm nhà ở, kho để đồ. Còn với những ai không có chỗ mà thò thì “chế” bên trong căn phòng mình thành đủ dạng lý thú. Với gia đình bà Lê Thị Dậu (thuộc nhà 19 Hàng Ngang) thì đó là “một khán đài trên cao” chạy dọc 3 phía của bức tường. Bước vào căn nhà chúng ta liên tưởng ngay rằng đang ở trong một nhà hát thu nhỏ, sân khấu là nền nhà phía dưới và khán giả đang ngự lãm trên dãy gác xép phía trên.

 

Tuy nhiên, cả sân khấu phía dưới lẫn khán đài phía trên đều bức bối đến nghẹt thở. Khách đến đành phải ngồi bệt ngay trước cửa nhà, còn chủ nhà thì lánh bớt lên gác xép ngồi cho đỡ chật. Dù đã tinh vi khắc phục căn nhà đến hết mức có thể thì chiều gác xép cũng rộng vừa đủ một người ngủ dọc, có điều nếu chẳng may có ngủ dậy mà lơ mơ ngái ngủ ngồi dậy thì chắc chắn đầu sẽ làm cái “thụp” vào trần nhà. Thì đấy, chồng bà Dậu chỉ tầm 1,55m, nào có cao lớn gì cho cam mà ngồi trên ấy cũng phải khom lưng, cúi đầu đến tội.

 

Căn nhà 19 Hàng Ngang hỏi chẳng ai biết có từ bao giờ, nhưng trông già nua, ốm o quá đỗi. Toàn bộ hệ thống cầu thang và sàn, gác đều làm bằng gỗ. Bà Dậu cầm chiếc điện thoại có chức năng đèn pin dẫn tôi bước lên tầng 2, tầng 3. Lần đầu tiên tôi có cái cảm giác hồi hộp như xem bộ phim hành động khi bước qua những ván gỗ đã mục, bấp bênh rồi lại bám sát bờ tường mà vượt qua cầu thang bằng gỗ dựng đứng đã mục rỗng cả tam cấp và gãy tay vịn để leo lên tầng 3.

 

Mùi ẩm mốc, mùi nước tiểu khắm lặm quyện vào nhau trong không gian cụt đầy u tối... Bà Dậu thấy tôi nhếch mũi thì biết ý ngay: “Nước tiểu họ đi vào bô chưa đổ đấy. Khu nhà không có nhà vệ sinh chung, nhiều nhà không có vệ sinh trong phòng thì đại tiện vào túi bóng rồi mang ra thùng rác...”. Để khắc phục tình trạng này, khu phố đã cho xây một nhà vệ sinh công cộng về phía Hàng Giầy, thu tiền theo mỗi lần đi.

 

Đề án dãn dân phố cổ đưa ra nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Người thì mong được thoát khỏi những ngày buồn tủi, lại có người mặt lạnh không muốn đi vì sợ xa không gian phố cổ đã gắn bó trọn đời, sợ nơi mới đến xa lạ thiếu thốn, không kế sinh nhai. Người ngoài nhìn vào thì thấy bức bối, nhưng có khi ở trong cái khổ lâu người ta quen rồi.

Riêng tôi, cái không khí bên trong những ngõ tối và sâu hun hút ở phố cổ Hà Nội khiến tôi liên tưởng đến bộ phim “Ngõ lỗ thủng” của đạo diễn Quốc Trung dựa trên hai tiểu thuyết “Ngõ lỗ thủng” và “Tiễn biệt những ngày buồn” của nhà văn Trung Trung Đỉnh đã chiếu trên VTV1. Một cuộc sống bế tắc cần tìm lối thoát.

 

 

Chỉ khảo sát riêng về các đình, đền, trường học ở khu phố cổ Hà Nội đã cho thấy mức độ phức tạp như thế nào khi phải dãn dân: Trong phố cổ có 172 điểm di tích (gồm cả phế tích) thì có đến 133 điểm có dân sinh sống lẫn với tổng số 593 hộ; có 13/ 87  điểm của 47 trường học xen lẫn với 39 hộ và 72 hộ dân sống trong 10/87 điểm của công sở...

 

 

Theo Chí Công/ Lao Động

 

TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khổ như dân phố cổ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI