Trao đổi - Phản biện » Xã hội
"Khẩn trương làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung"
(19:27:13 PM 20/04/2016)Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà phát biểu chủ trì cuộc họp khẩn sáng 20/4 đôn đốc việc đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại ven biển miền Trung
Tham dự cuộc họp có Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, lãnh đạo các đơn vị: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tổng cục Môi trường, Văn phòng Bộ và một số Vụ chức năng thuộc Bộ TN&MT.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết: Ngay sau khi có thông tin về hiện tượng cá chết tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, lãnh đạo Bộ TN&MT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng như: Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Bộ NN&PTNT và Sở TN&MT các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị tìm hiểu, làm rõ nguyên nhân cá chết ở khu vực này.
Hiện các chuyên gia, cán bộ chuyên ngành quản lý môi trường, biển và hải đảo của Bộ TN&MT đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này. Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng đã giao Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân chủ trì việc xác định nguyên nhân, đánh giá đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp lâu dài đối với tổ chức và cá nhân để xảy ra sự cố (nếu có) đồng thời cung cấp thông tin về sự việc với các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo cáo với Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam - ông Nguyễn Thành Minh cho biết: Tổng cục đã cử cán bộ Cục Kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển hải đảo trực tiếp nắm bắt, xem xét và tìm hiểu nguyên nhân sự việc. “Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam đã cử các chuyên gia giỏi nhất để tìm hiểu nguyên nhân về vấn đề này” - ông Nguyễn Thành Minh nói.
Còn theo ông Hoàng Dương Tùng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục đã cử đoàn công tác gồm: Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm Quan trắc môi trường vào phối hợp đến các địa phương phối hợp với Sở TN&MT các tỉnh trên để lấy mẫu nước, khảo sát hiện trường…
“Đoàn công tác của Tổng cục Môi trường đã và đang phối hợp với các địa phương tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt này. Khi chưa có nguyên nhân cụ thể, chúng tôi rất mong người dân không hoang mang. Bộ TN&MT sẽ phối hợp với Sở TN&MT ba tỉnh để sớm làm rõ nguyên nhân sự việc và thông tin để người dân yên tâm…” - ông Hoàng Dương Tùng nói.
Ở các động thái trước cuộc họp, ngày 15/4/2016, Tổng cục Môi trường đã có Văn bản số 799/TCMT-KSMT thành lập đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng làm Trưởng đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khu vực Vũng Áng. Tiếp đến, ngày 19/4/2016, Cục kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đã có Kế hoạch số 127/KSMT-KNTC về việc khảo sát hiện trạng môi trường ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình để tiến hành khảo sát từ ngày 20/4.
“Đoàn công tác có nhiệm vụ khảo sát đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường và cá chết tại khu vực ven biển từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Nhật Lệ (Quảng Bình). Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở TN&MT các tỉnh bị ảnh hưởng trong quá trình khảo sát tại các địa phương. Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường sẽ có báo cáo sớm nhất để Lãnh đạo Bộ TN&MT để đưa ra giải pháp xử lý…” - ông Lương Duy Hanh - Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường báo cáo.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết. “Về phía Bộ TN&MT, các đơn vị chức năng sẽ có trách nhiệm sớm làm rõ nguyên nhân có phải cá chết do ô nhiễm môi trường hay không bằng các chứng minh có cơ sở, luận chứng khoa học rõ ràng. Khi chưa có cơ sở cụ thể, chúng ta không nên vội nêu nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt này do đâu” - Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng hiện tượng cá chết hàng loạt có nhiều nguyên nhân trong đó không loại trừ nguyên nhân cá chết là do môi trường bị ô nhiễm. “Trách nhiệm của Bộ TN&MT là phải khẩn trương đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung trong những ngày vừa qua. Phải làm rõ việc có hay không cá chết là do ô nhiễm môi trường…” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân sự việc theo nguyên tắc “tìm kiếm vết dầu loang”. Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng cần nhanh chóng nắm rõ tình hình về phạm vi, bán kính, quy mô, của hiện tượng, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục…
“Đây là vấn đề dư luận hết sức quan tâm. Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân sẽ trực tiếp chỉ đạo việc này. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm thông tin kịp thời với các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiễu rõ, hiểu đúng sự việc. Thiệt hại của việc cá chết là khá lớn nhưng chúng ta với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cũng cần điều tra kỹ càng, thận trọng, chính xác và tránh phát ngôn khi chưa có kết luận để không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang hoạt động ở khu vực ven biển này…” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo.
Cũng ngay trong sáng nay, sau khi có thông tin hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chỉ đạo đoàn công tác của Bộ TN&MT khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương lấy mẫu cá chết, gửi đi phân tích để làm rõ nguyên nhân.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà yêu cầu các đơn vị chức năng của Bộ TN&MT khẩn trương đẩy nhanh tiến độ làm rõ nguyên nhân cá chết ở ven biển miền Trung để thông tin đến các cơ quan ngôn luận và người dân được rõ
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.