Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 24/11/2024, 01:50:18 AM (GMT+7)
Hoa đăng và rác
(16:41:30 PM 27/08/2019)(Tin Môi Trường) - Ba vạn đóa hoa đăng đã thả xuống vịnh Lan Hạ trong đêm hội hoa đăng mừng đại lễ Vu lan của huyện đảo Cát Bà, Hải Phòng.
Làm 'trò khỉ' ngoài đường để khách du lịch đừng xả rác
>> Ninh Thuận: Phát triển công nghệ tiền xử lý rác thải phù hợp với địa phương Việt Nam >> World Cleanup Day 2024 - Ngày hội Dọn rác tại Hà Nội >> Hội nghị -Tập huấn về nâng cao nhận thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu rác thải nhựa tại đảo nhựa tại đảo Phú Quý >> Hội nghị truyền thông nâng cao trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu nhằm giảm thiểu chất thải nhựa tại tỉnh Bắc Ninh >> Dùng drone xử lý mùi hôi tại bãi rác An Hiệp
Hoa đăng trên vịnh Lan Hạ trong đêm đại lễ Vu Lan báo hiếu diễn ra vào ngày 10-8 - Ảnh: THÀNH TRUNG
Những hình ảnh xác hoa đăng phập phềnh trên mặt biển đã khiến dư luận bất bình, nhất là trong bối cảnh cả thế giới đang nỗ lực ngăn chặn rác nhựa hủy hoại các đại dương.
Thượng tọa Thích Tục Khang - vị sư chủ trì lễ hội này - xác nhận đúng là có ba vạn hoa đăng được thả trên vịnh Lan Hạ, nhưng sau khi kết thúc đêm hội, ban tổ chức đã thu gom lại hết.
Ông Nguyễn Công Hòa - giám đốc Ban quản lý các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà - cũng khẳng định ngay trong ngày hôm sau
(11-8) tất cả hoa đăng thả xuống biển đã được thu gom, thậm chí còn lập cả hệ thống phao quây để ngăn hoa đăng trôi ra biển.
Liệu có thể tin được không, 30.000 đóa hoa đăng thả xuống biển, trong suốt một đêm, giữa sóng gió mà có thể thu gom được hết?
Liệu có thể thuyết phục được với cộng đồng quốc tế rằng 30.000 đóa hoa đăng ấy không lọt ra ngoài biển khơi, không liên quan gì đến 13 triệu tấn rác nhựa thải ra đại dương mỗi năm, mà Việt Nam là một trong năm quốc gia phải chịu trách nhiệm?
Thượng tọa Thích Tục Khang cho biết ý nghĩa của đóa hoa đăng trong lễ Vu lan là lời nguyện cầu báo hiếu của con cái với cha mẹ. Đó cũng là hào quang của Đức Phật A Di Đà, là ánh sáng của trí huệ để giáo hóa chúng sanh, thoát khỏi vô minh tăm tối. Ngoài ra, việc thả hoa đăng còn nhằm mục đích cầu nguyện quốc thái dân an, siêu thoát cho người đã khuất...
Thế nhưng, nhìn hình ảnh những đám xác hoa đăng trôi nổi dập dềnh trên mặt biển, dạt vào bờ vịnh ngổn ngang bên cạnh các thứ rác nhựa, nilông... thật khó mà an tâm để nghĩ về những điều tốt lành của hoa đăng và ý nghĩa cao siêu của nghi lễ ấy.
Đó là hình ảnh mà gần đây du khách thường bắt gặp nhiều hơn trên sông Hương - dòng sông thường cử hành những nghi lễ hoa đăng. Hoa đăng từ chỗ làm bằng giấy thắp ngọn nến nhỏ, giờ đã được thay bằng nhựa, cao su, xốp, nhôm, kẽm...
Toàn là những thứ vật liệu phải tốn hàng trăm năm mới tiêu hủy và kim loại nặng rất độc hại cho môi trường. Đã vậy, ngày trước mỗi người chỉ thả một đóa đăng nhỏ, nhiều người thả chung một đóa đăng tượng trưng, còn bây giờ người ta phóng một lúc cả mấy vạn hoa đăng, cháy rực cả dòng sông, mặt biển...
Tất nhiên, không thể dẹp bỏ hoa đăng cũng như không nên đả phá bằng những lời lẽ cay nghiệt. Hoa đăng và những nghi thức phóng đăng, lễ hội hoa đăng cần được điều chỉnh và giám sát, như cách mà chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã làm từ tháng 10-2018.
Cần cấm hẳn các loại hoa đăng biến tướng làm bằng nhựa và kim loại, chỉ cho phép sử dụng loại hoa đăng làm bằng vật liệu không ô nhiễm môi trường và phải tổ chức thu gom xác hoa đăng ngay sau đêm hội.
Xử phạt nghiêm khắc những hành vi phá hoại môi trường, không tuân thủ các quy định trên. Đồng thời, cơ quan văn hóa và giáo hội Phật giáo cần hướng dẫn cho người dân về ý nghĩa cao đẹp của hoa đăng, rằng tốt lành tại tâm chứ không phải tại mình thả được nhiều hoa đăng xuống sông, xuống biển.
Nếu chưa làm được việc đó thì mọi lời lẽ tốt đẹp về hoa đăng cũng như những lời khẳng định không gây hại môi trường khó mà thuyết phục được công chúng. Và đóa hoa đăng với vẻ đẹp lung linh siêu thoát đã vô tình trở thành một thứ rác gây hại cho sự sống của muôn loài.
Minh Tự/TTO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.