»

Chủ nhật, 19/01/2025, 05:02:02 AM (GMT+7)

Hóa chất nhập lậu: Chặn không xuể

(08:35:20 AM 05/07/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) - Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011, ước tính hàng tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng không bị thu giữ còn nhiều hơn do trốn được hoặc chính quyền không đủ năng lực để thu giữ.

 

Hóa chất lậu ngày càng tăng

Hiện nay, để nâng cao năng suất, phòng chống sâu hại, bảo vệ mùa màng…, hầu hết người dân đều sử dụng hóa chất BVTV trong việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng loại nào và với liều lượng ra sao rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng, không những vậy, nó còn tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh.

Trên thực tế hiện có không ít người vì lợi ích trước mắt (có thể giá rẻ, tác dụng mạnh, tức thì…) mà sử dụng một cách tràn lan các hóa chất BVTV nhập lậu, không rõ nhãn mác, nguồn gốc bất chấp những nguy hiểm do hóa chất đó tác động đến môi trường xung quanh.
 
Hóa[-]chất[-]nhập[-]lậu:[-]Ngăn[-]chặn[-]không[-]xuể

“Nhiều người dân do muốn giảm tối đa chi phí đầu vào hoặc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức trong sản xuất nông nghiệp an toàn; chưa ý thức được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của hóa chất BVTV không rõ nguồn gốc…đã vô tình tạo điều kiện cho một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu được ồ ạt đổ về nước ta”, ông Đào Nhật Đình - Cố vấn kỹ thuật dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án POP) - cho biết.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011, ước tính hàng tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng không bị thu giữ còn nhiều hơn do trốn được hoặc là chính quyền không đủ năng lực để thu giữ.

Do vậy, để kiểm soát và đấu tranh chống các hành vi này đòi hỏi lực lượng hải quan cũng như toàn xã hội phải cùng vào cuộc, đặc biệt đòi hỏi sự ý thức của chính những người dân, những người trực tiếp sử dụng các hóa chất BVTV này.

Đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội

Theo chỉ thị số 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998 thì tất cả các hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng.

Nhà nước cũng nghiêm cấm tuyệt đối tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các loại hóa chất BVTV nguy hiểm và bị cấm. Bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được xử lý theo pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.

Mặc dù vậy, thực tế, nạn vận chuyển, buôn bán và sử dụng hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc vẫn dồn dập vào Việt Nam với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
 
Hóa[-]chất[-]nhập[-]lậu:[-]Ngăn[-]chặn[-]không[-]xuể

Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan đã gấp rút tăng cường năng lực cho cán bộ về các kỹ thuật hiện đại về kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu hóa chất BVTV, nhất là các hóa chất BVTV khó phân hủy (POP).

Ông Tăng Xuân Phát, Hải đội trưởng, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết trong những năm vừa qua, Tổng cục Hải quan đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ của ngành, kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát xuất, nhập khẩu hóa chất và chất thải qua biên giới; đẩy mạnh hoạt động Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi, chia sẻ thông tin tình báo hải quan; tham gia các chương trình, dự án do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) điều phối.

Việc làm này sẽ có tác động tích cực nếu thực hiện thành công chức năng quản lý nhập và xuất khẩu hóa chất BVTV POP. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng liên tiếp chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho từng đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ làm công tác chống buôn lậu.

“Đối với các khu vực giáp ranh biên giới, lực lượng hải quan và biên phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền, địa phương và người dân trong việc tăng cường xử lý nghiêm với các đối tượng buôn lậu hóa chất cấm, kiên quyết ngăn chặn hàng lậu ngay từ cửa ngõ biên giới. Khi đã vào nội địa thì lực lượng quản lý thị trường và thanh tra bảo vệ thực vật tiếp tục xử lý tịch thu các thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép”, ông Phát cho biết.

Bên cạnh việc nâng cao năng lực loại trừ việc nhập lậu hóa chất BVTV POP, chính phủ cần thúc đẩy hợp tác với hải quan các nước biên giới nhằm đạt được các thỏa thuận trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu trái phép hóa chất BVTV như việc hợp tác song phương với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, phấn đấu đến cuối 2013, số lượng hóa chất BVTV bị tịch thu nhỏ hơn 2 tấn/tháng.

Như vậy, để ngăn chặn tận gốc và triệt để nạn buôn bán và vận chuyển hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc… không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của các lực lượng chức năng như: hải quan, bộ đội biên phòng, đội quản lý thị trường…mà còn cần sự góp sức chung tay và tích cực của cả cộng đồng.

(Theo Dân trí )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hóa chất nhập lậu: Chặn không xuể

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI