Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 19/01/2025, 03:17:20 AM (GMT+7)
Hình ảnh tiêu huỷ hai tấn ngà voi và 70 kg sừng tê giác
(02:14:21 AM 13/11/2016)(Tin Môi Trường) - Ngày 12/11, lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành tiêu hủy ngà voi, tê giác và một số xương gấu, hổ bị buôn bán trái phép.
>> Hình ảnh Đại hội lần thứ VIII và Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam >> Giới thiệu Bộ hình ảnh và thông điệp truyền thông mới hướng giảm cầu tiêu thụ sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật tại Việt Nam >> Hé lộ hình ảnh Thiên đường sữa tại Mộc Châu - kỳ quan tương lai của Tây Bắc >> Vĩnh Phúc: Xây dựng hình ảnh huyện du lịch “xanh - sạch - đẹp - văn minh - thân thiện” >> Nhu cầu ngà voi ở Trung Quốc giảm thấp nhất sau lệnh cấm năm 2017
34 thùng tôn đựng tang vật được Hội đồng tiêu hủy đã mở niêm phong để đếm và cân trọng lượng.
Tang vật sau đó chuyển từ Hải Phòng về khu tập kết rác ở huyện Sóc Sơn (Hà Nội) để thiêu huỷ.
Ông Vương Tiến Mạnh (Cơ quan CITES Việt Nam) cho biết: "Sừng tê giác được tiêu hủy bằng cách đốt trực tiếp; ngà voi bị nghiền trước khi cho vào lò đốt 1.200 độ C".
"Tiêu hủy mẫu vật ngà voi, sừng tê giác thể hiện quyết tâm Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ngăn chặn, đẩy lùi nạn buôn trái pháp luật các sản phẩm động vật hoang dã", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Hà Công Tuấn nói.
Hội đồng tiêu hủy quốc gia còn lấy mẫu giám định ADN ngà voi, sừng tê giác theo quy định của CITES trước sự chứng kiến của đại diện các cơ quan nhà nước, các đại sứ quán tại Hà Nội, các tổ chức quốc tế và giới truyền thông.
Sừng tê giác được cắt bằng máy để lấy mẫu.
Riêng ngà voi lấy hai mẫu nhỏ ở phần gốc – nơi tập trung nhiều ADN nhất. Một mẫu sẽ được phân tích ở Việt Nam, còn một mẫu chuyển sang ĐH Washington.
“Việc thu, lấy ADN sẽ cung cấp thông tin về số lượng ngà voi hay tê giác đến từ đâu, di chuyển như thế nào và bằng cách nào được đưa tới Việt Nam” Giáo sư Samuel Wasser, Đại học Washington, Mỹ nói.
Ngay khi hoàn tất lấy mẫu thử, ngà voi được đưa vào máy nghiền nhỏ.
Theo các chuyên gia, sừng tê giác không phải thần dược (có thành phần giống móng tay người - cấu tạo chủ yếu từ chất keratin). Sau khi nghiền, đốt thành tro tất cả sẽ được chôn.
Trong tháng 10/2016, cơ quan chức năng bắt và thu giữ 4,5 tấn ngà voi.
Theo VnExpress
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.