»

Thứ bảy, 23/11/2024, 18:53:56 PM (GMT+7)

Hiện tượng băng giá bất thường ở Nghệ An do đâu? Tin ảnh

(19:03:10 PM 26/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Các chuyên gia nhận định, do nằm sâu trong khối không khí lạnh tăng cường cùng nền nhiệt độ xuống thấp nên Nghệ An đã xuất hiện hiện tượng sương muối.

Do không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ xuống thấp nên trong thời gian từ đêm 22/1 về sáng 23/1/2014, tại khu vực cửa khẩu Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã xuất hiện hiện tượng băng giá phủ trắng trên các cành cây.



Sương muối phủ trắng cây cỏ ở Nậm Cắn.
 

Cùng với đó, nhiệt độ đo được ngoài trời là - 2 độ C nên mọi người tin rằng, tuyết thực sự xuất hiện ở Nghệ An. Điều này gây ra nhiều sự hiếu kỳ cũng như lo ngại của người dân về mùa màng, gia súc.

Tuy nhiên, một chuyên gia khí tượng cho biết, băng tuyết thường xuất hiện ở vùng núi cao, còn hiện tượng cho là tuyết rơi như ở Nghệ An nhiều "khả năng là băng giá hoặc sương muối".

Vậy sương muối hình thành ra sao, chúng giống băng tuyết đến thế nào mà khiến nhiều người lầm tưởng như vậy. Bên cạnh đó, liệu hiện tượng xuất hiện ở Nghệ An có phải là băng tuyết hay không? Cùng đi tìm lời giải cho hiện tượng này qua bài viết dưới đây.

Sự hình thành sương muối

Chúng ta biết rằng, không khí bao quanh chúng ta luôn chứa một lượng hơi nước lớn. Ban ngày, mặt đất nhận được ánh sáng Mặt trời, nhiệt độ tăng cao hơn nên làm cho nước không ngừng bốc hơi, khiến lớp không khí sát mặt đất lúc nào cũng có lượng hơi nước nhất định.

Vào ban đêm, khi nền nhiệt giảm thấp, hơi nước dư thừa sẽ chuyển thành những giọt sương. Giọt sương này sẽ ngưng đọng trên lá cây, ngọn cỏ và bám vào các bề mặt. Khi nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C, phần hơi nước bám vào bề mặt vật đó sẽ ngưng kết thành tinh thể rắn, xốp, có màu trắng như muối. Đó chính là sương muối.



Sương muối không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.

 

Vì sương muối là hơi nước ngưng kết thành băng nên nó không thể rơi từ trên trời xuống được. Khi bắt gặp bất cứ vật thể nào, chỉ cần đủ điều kiện nhiệt độ, độ ẩm là nó sẽ ngưng kết lại. Do vậy đôi khi chúng ta có thể phát hiện sương muối đọng cả mặt dưới viên ngói hoặc hòn gạch.



Sương muối thường chỉ tồn tại trong vòng 1 - 2 tiếng trước khi Mặt trời mọc.

 

Ông Lê Thanh Hải, phó giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết: "Do sương muối cũng có màu trắng giống như tuyết nên nhiều người nhầm rằng đó là tuyết. Thực tế, sương muối hình thành ở mặt đất, tuyết hình thành ở những đám mây trên cao. Và hiện tượng ở Nậm Cắn, Kỳ Sơn này là sương muối rơi dày, kết tủa như băng tuyết chứ không phải tuyết rơi ở đây".

Sương muối ở Nghệ An liệu có phải là hiện tượng bất thường?

Hiện tượng sương muối diễn ra khá nhiều ở các tỉnh miền Bắc, như Lào Cai, Sa Pa, Mẫu Sơn... nhưng với một vùng ở miền Trung, hiện tượng sương muối diễn ra như vậy gây ra nhiều sự tò mò, hiếu kỳ và lo ngại cho người dân.

Lý giải về hiện tượng này, ông Nguyễn Văn Lượng - Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Bắc Trung Bộ cho biết, vì nằm sâu trong khối không khí lạnh, nền nhiệt xuống thấp vào ban đêm, (có lúc xuống - 2 độ C) cộng thêm điều kiện độ ẩm không khí thích hợp nên hiện tượng sương muối đã hình thành.
 


Không những vậy, nhiệt độ thấp nhất đo được ở Nghệ An vào rạng sáng ngày 23/1 chỉ ở mức hơn 3 độ C, ở trạm Mường Xén, nơi cách Nậm Cắn khoảng 30km, nhiệt độ ghi nhận vào buổi sáng là 11 độ C khiến cho mọi sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng.  

Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ tồn tại đến khoảng 9h sáng, khi có ánh nắng Mặt trời xuất hiện, nền nhiệt tăng, sương muối đã tan rã. Sự chênh lệnh nhiệt độ quá lớn đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, lao động sản xuất, sức khỏe của bà con nhân dân trong vùng. 



Sương muối cực độc, chúng sẽ phá hỏng chồi non, mầm cây.


Ngay từ đầu năm, các chuyên gia khí tượng và khí hậu nhận định, thời tiết, khí hậu diễn ra rất bất thường. Một số hiện tượng khác thường như băng tuyết, băng giá, sương muối sẽ xuất hiện ở nhiều địa phương. Do đó, các hộ gia đình cần phải chuẩn bị, lên kế hoạch giữ ấm, phòng tránh rét để tránh thiệt hại về người và của.



 

Bởi sương muối rất có hại cho cây trồng, rau, quả non, mầm, chồi non rất dễ bị giá lạnh, dẫn đến hỏng nên các chuyên gia khuyến cáo người dân nên đốt rơm ẩm, rễ cây trong đêm. Lượng khói tỏa ra sẽ tạo một đám mây nhân tạo, giúp giảm bức xạ nhiệt vào ban đêm, hạn chế sự lạnh giá cho cây trồng.

T.H (tổng hợp) - Ảnh: Internet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hiện tượng băng giá bất thường ở Nghệ An do đâu?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI