Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Hãy giữ lá phổi của TP HCM!
(16:45:34 PM 28/09/2014)
Để lấy đất làm dự án, nhiều cây xanh khu vực trung tâm TP HCM bị đốn hạ Ảnh: Hoàng Triều
Thông tin Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM có kế hoạch đốn bỏ hàng trăm cây xanh để xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 đã gióng lên hồi kết tiếng chuông cảnh báo cho bức tranh không mấy sáng sủa của mảng cây xanh TP.
Chặt bỏ không thương tiếc
Theo kế hoạch của Sở GTVT TP HCM, trong 272 cây xanh ảnh hưởng bởi dự án cầu Thủ Thiêm 2, có 84 cây trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1) phải đốn hạ và 37 cây khác di dời. Trong khi đó, 215 cây sọ khỉ trên đường Nguyễn Văn Hưởng (quận 2) cũng sẽ bị chặt bỏ.
Trước đó, ngày 24-9, Xí nghiệp Cây xanh 1 thuộc Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh (CVCX) TP đã bứng, đốn hàng cây xanh trên đường Nguyễn Huệ (quận 1) để phục vụ dự án cải tạo nâng cấp tuyến đường này.
Liên quan việc đốn hạ cây xanh để thực hiện các dự án giao thông, theo Khu Quản lý Giao thông đô thị số 1 - Sở GTVT TP, ngoài 51 cây xanh đã bị bứng, đốn để làm nhà ga trước Nhà hát Thành phố, dự kiến sẽ có thêm 57 cây xanh bị xóa sổ khi nhà ga trung tâm Bến Thành (từ Công viên 23 tháng 9 đến chợ Bến Thành, quận 1) khởi công xây dựng vào năm 2015.
Ngoài các dự án trên, thời gian qua, ở nhiều tuyến đường trung tâm TP, cây xanh còn bị chặt bỏ để lấy đất làm cao ốc, trung tâm thương mại. Đó là hàng cây phượng vĩ hàng chục năm tuổi góc Pasteur - Lê Lợi bị đốn sạch để lấy không gian cho tiền sảnh khách sạn Liberty Central. Hàng me phía trước tòa nhà The Lancaster đường Lê Thánh Tôn bỗng dưng biến mất. Kế đó, hàng me lâu năm phía trước tòa nhà Saigon Sky Garden cũng vừa được thế bằng những cây non bé xíu…
Suy kiệt mảng xanh
TP HCM trước đây là Sài Gòn, được người Pháp ví là “thành phố giữa rừng”. Nhiều địa danh mang tên các loài cây như: Gò Vấp (cây Vắp), Củ Chi (cây Củ Chi), Hóc Môn, chợ cây Quéo, chợ cây Thị, chợ cây Da Sà, chợ cây Gõ…. Đường phố thì có Hàng Bàng (Xô Viết Nghệ Tĩnh), Hàng Sao (Mạc Đĩnh Chi), Hàng Sanh (Bạch Đằng), cầu Sơn (cây Sơn)… Năm 1865, người Pháp cũng đã xây dựng vườn Bách Thảo (hiện nay là Thảo Cầm Viên, nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 thế giới) nhằm nuôi trồng các loài động thực vật của toàn Đông Dương; vừa để trưng bày, vừa để cung cấp cây giống trồng dọc theo các trục lộ ở Sài Gòn.
Sau giải phóng, TP HCM có khoảng trên 1.000 ha đất công viên, đến năm 2010 còn khoảng 600 ha. Hiện tại, diện tích đất CVCX của TP HCM ở mức 1 m2/người, quá thấp so với quy chuẩn của một đô thị cấp đặc biệt (từ 7-9 m2/người) và cực kỳ thấp so với các đô thị trên thế giới như Berlin - Đức (50 m²/người), Paris - Pháp (25 m²/người), Moscow - Nga (44 m²/người)...
Nói thế để thấy việc đốn hạ cây xanh đang làm cho mảng xanh của TP bị suy kiệt đến mức báo động đỏ. Nguyên nhân kể ra khá nhiều như sự phát triển đô thị quá nhanh thiếu kiểm soát trong thời kỳ “tấc đất tấc vàng”; quy hoạch công viên cây xanh TP chậm và không khả thi; các nhà đầu tư vì lợi nhuận đã chuyển đổi công năng đất CVCX thành đất kinh doanh thương mại… Tuy nhiên, cốt lõi vẫn là do lãnh đạo các cấp chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của hệ thống cây xanh đô thị trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội TP. Từ đó dẫn đến các hệ quả nghiêm trọng như sẵn sàng đốn bỏ cây xanh khi so sánh với việc xây dựng các công trình khác; bỏ qua hoặc nghiên cứu sơ sài các biện pháp thi công hoặc các công nghệ mới trong thi công để duy trì hệ thống cây xanh hiện hữu; không mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các công nghệ mới trong quản lý chăm sóc cây xanh và thiếu một chiến lược phát triển cây xanh đô thị bền vững.
Đã đến lúc TP HCM phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về vấn đề bảo tồn cây xanh. Hãy bắt đầu từ việc không nên giao cho ngành GTVT độc quyền vừa quản lý nhà nước về CVCX vừa quản lý về hệ thống hạ tầng giao thông, bởi việc này rất dễ phá bỏ cây xanh trước yêu cầu tiến độ thi công dồn dập các công trình cầu đường. Thay vào đó, nên giao quản lý CVCX cho Sở Xây dựng TP. Có như vậy, TP HCM mới không còn hiện tượng cứ làm công trình là đốn cây xanh, cứ có tai nạn, sự cố xảy ra là đốn và cũng không còn hình ảnh cơ quan quản lý thích đốn, nhà đầu tư muốn đốn, người dân đốn theo. Hãy cứu lấy lá phổi của TP trước khi quá muộn!
Bộ Xây dựng nên bổ sung các quy định về quản lý chăm sóc hệ thống công viên cây xanh đô thị, nâng cao năng lực chăm sóc bảo trì thông qua các công nghệ mới, đặc biệt là làm rõ trách nhiệm và chế tài mạnh các đơn vị quản lý công viên khi để xảy ra tai nạn và sự cố gãy đổ cây xanh.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.