»

Thứ bảy, 23/11/2024, 13:25:42 PM (GMT+7)

Hà Nội: Người dân đã có tư tưởng bỏ ruộng để nuôi đỉa

(15:37:45 PM 30/07/2013)
(Tin Môi Trường) - Chưa phát hiện được mục đích người Trung Quốc mua đỉa để làm gì, tuy nhiên, người dân đã có tư tưởng bỏ ruộng để nuôi đỉa.

Bỏ lúa quây nuôi đỉa?

 
Cơn sốt đỉa từ cuối năm 2012 đã lan tràn khắp các tỉnh miền Nam, Trung và giờ đây nó tái hiện ngay chính tại Thủ đô Hà Nội.
 
Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao việc có rất nhiều người lao động đến từ nhiều tỉnh thành, đặc biệt là người Vĩnh Phúc, họ tràn xuống các cánh đồng hoang trũng nước ở xã Cổ Nhuế (Từ Liêm, Hà Nội) để bắt đỉa, gom lại bán giá hời cho người Trung Quốc. Người dân ở Cổ Nhuế cũng bắt đầu học theo.
 
Thương lái Trung Quốc đã trực tiếp xuất hiện và thu mua đỉa với cái giá trên trời, khoảng 800 – 1 triệu đồng/1kg. Hiện chưa thể rõ động cơ của người Trung Quốc khi mua loại động vật kỳ quái này để làm gì, chỉ nghe dân bắt đỉa kháo nhau họ mua về để làm thuốc.
 
 
 
Người dân đổ xô đi bắt đỉa ở những cánh đồng tại khu vực xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội
 
 
Đến khu vực xã Cổ Nhuế, từ 6 giờ sáng đến gần 10 giờ, nhiều ngày nay, những cánh đồng ngập tràn hình ảnh những toán người sục sạo khắp các vùng bùn, luồng nước để bắt đỉa.
 
Cô Thoa, một người dân trồng rau ở thôn Trù, cho biết: “Hầu hết họ là người lao động nghèo ở ngoại tỉnh, có người làm đồng nát, có người phụ hồ, nhưng giờ họ chỉ đi bắt đỉa bán, mà thấy ai cũng vui vẻ lắm, bắt đỉa khiến họ kiếm nhiều tiền hơn thì phải. Mà mấy người này tài thật, tôi làm rau ở đây, quanh năm chẳng có con đỉa nào bâu vào, thế mà họ bắt mấy ngày nay được cả thúng đỉa”.
 
Nhiều người đã bắt đầu có tư tưởng đổi nghề, bỏ rau để mà nuôi đỉa.
 
Chị Sơn thở hắt ra sau khi đặt một bó rau muống xuống bờ ruộng, lấy vạt áo lau những giọt nước mưa bám trên mặt, chia sẻ: “Giờ không có ruộng, chồng thì phải chạy xe ôm, nhà có đến 2 đứa con, ngoài vài khoảnh rau này chị chẳng có thêm thu nhập gì.
 
2000 – 3000 đồng một mớ rau, cả chỗ này cả tháng bán giỏi lắm vài trăm nghìn, không bằng người ta đi bắt đỉa một ngày.”
 
Chị chưa nói hết câu thì một người đàn ông làm rau gần đấy nói chen vào: “Cứ đà này thì bỏ ruộng đi bắt đỉa thôi, mà mình rào ruộng vào nuôi đỉa như nuôi lợn, bán trực tiếp cho Trung Quốc có khi giàu còn nhanh hơn ấy cô Sơn nhỉ?”
 
Từ cầu Noi đi xuống một đoạn, chị Thoa thường ngồi bán vài mẹt hoa quả, khi mẹt ổi, hôm quả mít cho biết: “Chị bán ở đây là cây nhà lá vườn, rảnh thì chiều bày ra thêm. Nhưng có bà Lan hay ngồi gần chị giờ đã đi bắt đỉa rồi, bà bảo bắt đỉa nhàn hơn mà thu nhập tươm lắm, lúc đầu thì kinh nhưng vài lạng đỉa cũng hơn bán hoa quả cả ngày. Chị mà không sợ cái giống quái ấy thì cũng đi bắt”.
 
Bà Thuấn ở thôn Trù I cho biết: “Trước có hai người ở thôn Hoàng II hay lấy rau của bà đi bán, nhưng mấy ngày hôm nay không thấy qua, hôm trước đi thăm đứa cháu dâu ở thôn Hoàng II thì vô tình gặp hai bà này, hóa ra họ cũng chuyển nghề bắt đỉa.”
 
 
Người trồng rau canh tác trong khi những người bắt đỉa "đi tuần" xung quanh những luồng nước
 
 
 
Người Việt bỏ vốn thu mua đỉa
 
Điều đáng lo hơn là chính người dân Việt Nam đã bắt đầu có hiện tượng bỏ vốn ra thu mua đỉa tại chỗ để rồi bán lại cho đầu nậu ăn chênh lệch. Thấy tôi hỏi có ai bắt đỉa để bán ở đây không, mấy người làm rau ở thôn Hoàng II tưởn liền nói: “Có mua thì sang cánh đồng bên kia đường tàu mà mua, đông người bắt lắm chứ ở đây chúng tôi không bắt.”
 
Ông Hoàng, làm rau muống trong nhóm này cho biết: “Mấy ngày nay cũng có nhiều người Việt Nam đến thu gom đỉa từ những người đi bắt. Họ mua luôn tại chỗ như đại lý rồi bán lại cho người Trung Quốc để ăn chênh lệch. Ngày nào mà chả có người qua đây hỏi mua đỉa như chú”.
 
Một người phụ nữ ngồi bán trà đá, nước giải khát ở đường Phan Bá Vành (xã Cổ Nhuế) cho biết: “Mấy ngày nay thấy xuất hiện người Việt Nam đi mua đỉa rồi, có bà còn gom tiền cả nhà rồi cùng với con trai đi đến đây mua.
 
Mà không chỉ người ở Vĩnh Phúc đi bắt đỉa đâu, còn nhiều tỉnh lắm, người ta không muốn ngược lên trên Vĩnh Phúc nên bán luôn cho những người gom hàng này, giá có thể rẻ hơn nhưng tiết kiệm được công sức đi lại”.
 
Một người phụ nữ đang làm rau ở ruộng thuộc thôn Trù II buồn rầu chia sẻ: “Vài mẩu ruộng này cả tháng cũng chỉ dăm trăm một triệu, mà đấy, mưa thế này cũng phải mặc áo mưa ra đồng. Trung Quốc nó mà cứ mua lâu có khi tôi cũng nuôi đỉa mà bán”.
 
Hàng trăm hộ dân ở ấp Chánh 1 (xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TP. HCM) phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ bị đỉa tấn công chỉ vì trong ấp có một vựa chuyên thu mua đỉa để bán cho Trung Quốc. Tuy vựa đỉa này đã bị cơ quan công an cấm hoạt động từ đầu năm 2012, nhưng hiện tại, đỉa đang sinh sôi nảy nở ở cả khu vực mà không thể ngăn chặn.
 
 

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Cổ Nhuế cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi xác định số người này không hề vi phạm pháp luật vì đỉa không phải là hàng quốc cấm nên chỉ đưa về trụ sở ủy ban hỏi han và sẽ thả họ ra ngay sau khi tìm hiểu thông tin xong.

Đồng thời tuyên truyền không cho những người này tới địa bàn xã Cổ Nhuế để bắt đỉa nữa để tránh gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Bên cạnh đó cũng chưa có một chế tài nào xử lý việc người dân đi bắt hay buôn bán đỉa, do vậy công tác tuyên truyền trên địa bàn vẫn là chủ yếu”.

 

Cuối năm 2011, tại các địa phương khắp cả nước, từng rộ lên chuyện thu gom đỉa, ốc bươu vàng để bán cho thương lái Trung Quốc. Thậm chí, nhiều hộ dân tại Tây Ninh đã bắt đầu... nuôi đỉa. Tại Hóc Môn (TP.HCM), cũng cuối năm 2011, sau khi các thương lái thu gom đỉa "bỗng dưng mất tích", người dân địa phương đã khổ sở vì nạn đỉa. Chính quyền địa phương cũng một phen vất vả.
 
Ông Nguyễn Sĩ Phước, Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Hóc Môn, thời điểm đó cho biết: “Khi người dân địa phương phát hiện và báo chính quyền đã làm việc với hộ thu mua đỉa, cấm luôn nên họ ngưng thu mua đỉa lâu rồi. Tuy nhiên những con đỉa mùa khô họ thải ra ngoài đến mùa mưa phát triển nhanh ra khu dân cư. Địa phương đã tổ chức rải vôi lên đất để diệt đỉa, nhưng những con đỉa sống trong ngóc ngách, không thể rải vôi trúng, vẫn tiếp tục sinh sôi".
 
TS. Bùi Quang Tề, nguyên Viện trưởng viện Nuôi trồng Thủy sản 1, cảnh báo: “Là nhà khoa học tôi không biết người ta mua đỉa để làm gì, nó cũng quá khó lý giải giống như mục đích họ mua gỗ sưa. Tôi cho rằng, họ mua đỉa cũng giống như mua mèo trước đây. Cả nước hết mèo làm cho chuột sinh sôi nảy nở, phá hoại mùa màng. Bà con mình không nên nuôi ồ ạt để rồi lại phải gánh chịu sự thua thiệt”.
 
MINH TÚ (báo Đất Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hà Nội: Người dân đã có tư tưởng bỏ ruộng để nuôi đỉa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI