Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Hà Nội: Cả làng lập "tổ cơ động" bảo vệ hai cây sưa
(07:31:00 AM 07/11/2012)Hoà Chính được coi là xã vùng sâu vùng xa của huyện Chương Mỹ. Tuy nơi đây chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 50km, nhưng vẫn còn giữ được những nét văn hoá làng quê truyền thống.
Chùa Phụ Chính nằm đối diện với UBND xã. Trước cửa ngôi chùa khang trang là hai cây sưa to lừng lững bệ vệ như hai ông hộ pháp. Thân của hai cây sưa này chắc phải hai người ôm mới xuể.
Trước đây, chiều cao của cả hai cây khoảng gần 30m. Tuy nhiên, hiện tại, trong khi một "cụ sưa" vẫn vươn mình lên tỏa bóng mát thì "cụ" còn lại chỉ còn phần gốc hơn cao hơn 3m nữa. Mấy ngày nay, đường vào thôn Phụ Chính bỗng dưng nhộn nhịp lạ thường. Người dân túm năm tụm ba đoán già đoán non về hung thủ của vụ "cụ sưa" bị trộm viếng.
Hiện trường vụ trộm sưa.
Theo lời giới thiệu của một vài người dân, chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Công Thường (chi hội trưởng hội người cao tuổi thôn Phụ Chính). Được biết, mấy năm trước, cụ Thường là một "yếu nhân" trong vụ bán cành sưa với giá hàng chục tỷ và bị nhiều người coi là "sưa tặc".
Cụ Thường kể lại: "Đây không phải lần đầu hai "cụ sưa" bị trộm viếng thăm. Trước đó, cũng có một vài lần "sưa tặc" nhòm ngó sưa, nhưng người dân bảo vệ rất sát nên chúng không dám manh động. Để xảy ra sự việc lần này, chúng tôi cảm thấy rất hoang mang và lo lắng. Bọn "sưa tặc" rất liều lĩnh, vì tiền mà bất chấp tất cả".
Cụ Vũ Viết Binh, ủy viên BCH hội người cao tuổi thôn Phụ Chính kể lại: "Hôm 28/10, trước khi xảy ra vụ việc một ngày, chúng tôi thấy rất nhiều xe ô tô và xe máy lạ đến làng. Vừa thu hoạch lúa xong, tôi cứ tưởng họ đến đây mua thóc. Giờ nghĩ lại mới thấy, rất có thể đó là bọn "sưa tặc" đang đi thám thính địa hình".
Các bô lão trong làng thay nhau trông coi hai "cụ sưa".
Theo nhiều người dân thôn Phụ Chính, vụ trộm sưa xảy ra vào khoảng 1h30' - 3h sáng ngày 29/10. Lúc này, những cơn gió lớn ảnh hưởng từ cơn bão Sơn Tinh đang vần vũ ngoài trời.
Cụ Vũ Văn Lượng (75 tuổi, người dân Phụ Chính) cho biết: "Có vẻ như bọn trộm này rất chuyên nghiệp và nghiên cứu địa hình từ lâu. Bởi vì, chúng biết chọn địa điểm công an xã không đi tuần để thực hiện. Hơn nữa, chắc chắn bọn này nắm được thời gian đi chợ sáng của người dân để tránh. Đã mấy năm nay, người dân làng Phụ Chính chúng tôi cứ 4h sáng đều chở hàng rau, thịt lên nội thành Hà Nội bán rong. Nếu chúng ra tay vào thời điểm này, chắc chắn sẽ bị phát hiện.
Khoảng 5h30' sáng hôm sau, một số người dân đi qua chùa "ngã ngửa" khi thấy ngọn của "cụ sưa" bỗng nhiên cụt ngủn. Họ vội vàng hô hoán lên để mọi người ra xem. Lúc ấy, cụ Lượng cũng nhanh chóng có mặt.
Theo cụ Vũ Văn Lượng, hiện trường lúc đó chỉ còn những cành cây nhỏ vương vãi khắp sân. Dưới gốc cây là một đống mùn cưa trắng xóa. Một đoạn gạch xây bo gốc "cụ sưa" bị vỡ. "Nhìn cảnh tượng này, ai cũng đau lòng. Tiếc tiền cũng chỉ một phần nhưng chúng tôi cảm thấy cả làng bị xúc phạm. Báu vật người làng gìn giữ bao nhiêu đời bỗng nhiên bị chúng phá hoại", cụ Lượng bức xúc.
Thân sưa được mặc "áo giáp"
Cụ Binh cũng cho biết: Việc "cụ sưa" bị đốn phần ngọn thực sự gây nên một cú sốc đối với dân làng Phụ Chính. Từ trước đến nay, dân làng đều bảo vệ hết sức cẩn thận, chẳng ai ngờ vì một phút sơ sẩy kẻ trộm đã ra tay trộm "cụ sưa".
Ngay sau khi phát hiện cây sưa bị đốn, các cụ đã tiến hành mặc "áo giáp" cho sưa, bao quanh từ phần gốc lên tận đỉnh. Những thanh sắt phi 6 dài chừng 5 mét được dựng quanh thân cây, hàn lại với nhau thành một cái đai bảo vệ vô cùng kiên cố. "Chẳng biết cái "áo giáp" này có khiến bọn sưa tặc từ bỏ ý định hay không. Nhưng nếu táo tợn quay trở lại lần nữa, ít nhất chúng cũng phải mất nhiều thời gian mới ra tay được. Lúc đó lực lượng bảo vệ sẽ phát hiện ra và truy đuổi", cụ Binh nói.
Tâm sự với PV, cụ Vũ Văn Lượng (75 tuổi) cho biết: "Đối với người dân thôn Phụ Chính, hai cây sưa cổ thụ trồng trong chùa trước tiên là những cây cho bóng mát, sau nó cũng là vật linh thiêng. Chúng tôi vẫn nghĩ, "của đình của chùa" chẳng ai dám nhòm ngó, vì mạo phạm tới thần linh kiểu gì cũng bị báo ứng. Chẳng ai ngờ những tên trộm lại táo tợn lại dám xâm phạm đến tài sản này".
Cụ Lượng cũng cho biết, để bảo vệ phần thân và cây sưa còn lại, các cụ cao niên trong làng cũng thành lập một tổ cơ động để bảo vệ "hai cụ". "Ban ngày chúng tôi sẽ ngồi ngoài chùa, uống nước chuyện trò, ban đêm sẽ cắt cử người thay nhau ngủ để trông", cụ Lượng nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.