Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Giông lốc kinh hoàng "đã được báo trước"
(09:09:26 AM 15/06/2015)Sáng 14-6, tại nhiều tuyến phố Hà Nội, lực lượng chức năng tiếp tục khắc phục hậu quả do cơn lốc kinh hoàng gây ra vào chiều tối 13-6. Trên các tuyến phố như Nguyễn Du, Giải Phóng, Hai Bà Trưng, cây xanh, cột điện, biển quảng cáo gãy đổ nằm la liệt.
Sự cố thiên tai khẩn cấp
Ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội, cho biết đã huy động gần 400 cán bộ, nhân viên cùng các máy móc của công ty ra hiện trường khắc phục sự cố đổ cây. Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cũng điều động nguồn lực tối đa tập trung khắc phục sự cố để bảo đảm cấp điện trở lại trong ngày 14-6 cho các khu vực quận Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Hoàng Mai,Hà Đông.
Thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy trận mưa giông làm gần 1.300 cây xanh ngã đổ, trong đó có hơn 900 cây ở 12 quận nội thành. Giông lốc làm 2 người tử vong và ít nhất 9 người bị thương, gần 140 nhà tốc mái, 25 ô tô và nhiều xe máy bị hư hại. Mưa gió cũng đã làm hệ thống mạng lưới điện ở hầu hết các quận, huyện bị ảnh hưởng, nhiều khu vực mất điện nhưng đã cơ bản được khắc phục.
Ngay trong sáng 14-6, UBND TP Hà Nội đã triệu tập cuộc họp khẩn bàn biện pháp khắc phục hậu quả trận giông lốc kinh hoàng. Theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, trong hơn 900 cây xanh bị đổ ở khu vực nội thành thì có 38 cây xà cừ đường kính lớn - từ 50 đến 150 cm - bị bật gốc, gãy. Các cây còn lại chủ yếu là muồng, phượng, bằng lăng tím và một số cây đa với đặc điểm rễ nông, ăn ngang, cành giòn. Nhiều cây đổ ngang đường cản trở giao thông, điển hình là ở các nút giao thông Nguyễn Du - Hồ Xuân Hương, Hồ Xuân Hương - Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhiều cột điện bị gãy đổ do mưa giông gây cúp điện trên diện rộng ở Hà Nội Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo, nhận định đây là sự cố khẩn cấp về thiên tai, gây thương vong về người và tài sản. Ông yêu cầu các lực lượng chức năng tiếp tục bám sát, tập trung giải quyết các sự cố về cây xanh, lưới điện, giao thông; bảo đảm giao thông thông suốt cho người và phương tiện đi lại.
Nhà vệ sinh bằng sắt bị cơn lốc cuốn bay xuống sông Tô Lịch. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
“Trong thiên tai, chủ tịch UBND TP là người chịu trách nhiệm về tất cả những gì xảy ra trên địa bàn TP, còn tại các quận - huyện thì lãnh đạo phải chịu trách nhiệm” - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo khẳng định. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận - huyện phải trực tiếp đi kiểm tra, rà soát lại các điểm cây xanh bị nghiêng, có nguy cơ đổ, gây mất an toàn để chỉ đạo lực lượng xử lý, cây nào còn khắc phục được thì tổ chức khắc phục, nếu không sẽ thay thế để bảo đảm an toàn cho người dân.
Ông Thảo cho biết số cây xà cừ ngã đổ không nhiều, chủ yếu là cây muồng nên Sở Xây dựng cần tham khảo ý kiến các nhà khoa học để đưa ra những chủng loại cây xanh đô thị thích hợp trồng trên đường phố thủ đô.
Thời tiết tiếp tục khó lường
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, cơn giông lốc kèm gió giật mạnh tại Hà Nội chiều 13-6 cho thấy thời tiết đang diễn biến cực kỳ nguy hiểm. Mức gió giật trong cơn giông lốc này đạt cấp 7-8, giật đến cấp 9.
Trước khi xảy ra trận giông lốc mạnh, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương đã phát bản tin cảnh báo mưa rào và giông sẽ ảnh hưởng tới khu vực phía Tây Nam Hà Nội, bao gồm các quận - huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa, sau đó lan dần đến các khu vực khác. Trong cơn giông cần đề phòng có gió giật mạnh. Mặc dù đã có cảnh báo nhưng dường như thông tin không đến với người dân, dẫn đến thương vong về người.
Về tình hình thời tiết trong tháng 6-2015, ông Hải dự báo giông lốc sẽ tiếp tục xảy ra nhưng khả năng những cơn cực kỳ nguy hiểm như chiều 13-6 sẽ ít hơn. “Theo thống kê, hằng năm, giông lốc thường tập trung vào tháng 5 và 6. Trung bình mỗi tháng có tới 10-15 ngày có khả năng xảy ra giông lốc, chủ yếu vào buổi chiều. Tuy nhiên, giông mạnh như thế này thì không nhiều lắm” - ông Hải cho biết.
Theo ông Hải, khoảng 3-5 năm mới có một cơn giông mạnh như lần này và ngay trong mùa hè 2015, các cơn giông lốc nếu có khả năng xảy ra thì cũng chỉ ở mức độ trung bình. Trước diễn biến thời tiết dị thường như cơn lốc cực kỳ nguy hiểm, lãnh đạo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương khuyến nghị người dân, nhất là người tham gia giao thông, cần đề phòng và ít ra đường khi trời mưa giông để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Trong hơn 900 cây xanh bị đổ ở nội thành Hà Nội, gần 70% là cây muồng, phượng, bằng lăng tím và một số cây đa. Các cây này chủ yếu là cây rễ nông, ăn ngang, cành giòn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.