Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 24/11/2024, 18:46:45 PM (GMT+7)
Giờ tháng 3/2018, bảng số liệu môi trường hiển thị 12/2017 để làm gì?
(09:36:14 AM 06/03/2018)(Tin Môi Trường) - Không khó để nhìn thấy các số liệu về môi trường hiển thị trên các bảng điện tử khi tham gia giao thông ở TP.HCM. Vậy nhưng đa phần người dân được hỏi đều không biết được ý nghĩa của những số liệu này hoặc quá bất ngờ khi chỉ số công bố cách đây 1-2 tháng.
>> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Ông Ngô Quang Sự được bầu làm Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Bình Dương >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
Bảng hiển thị thông tin chỉ số chất lượng không khí trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3) -ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết nhằm cung cấp đến người dân một cách nhanh nhất các thông số quan trắc về chất lượng môi trường, cũng như mong muốn sự chung tay của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường của TP, đơn vị đã kiến nghị với Sở Giao thông Vận tải được sử dụng 49 bảng thông tin điện tử do Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn đầu tư, quản lý để phổ biến thông tin chất lượng môi trường đến người dân.
Do vậy, khi tham gia giao thông ở TP.HCM, không khó để người dân có thể đọc được các thông tin về chỉ số chất lượng môi trường. Vậy nhưng người dân TP có biết được ý nghĩa của các chỉ số này?
Người dân chỉ biết môi trường cách đó mấy tháng
Theo ghi nhận của Thanh Niên, ngày 2.3 bảng điện tử nằm ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q.3), đoạn gần giao lộ Võ Thị Sáu hiển thị thông tin chỉ số về chất lượng không khí của tháng 12.2017. Cụ thể: CO (µg/m3) 9130, bụi tổng (µg/m) 270, NO2 (µg/m3) 57,8 màu xanh lá cây; tiếng ồn (DB) 70,8 - 73 màu đỏ.'
Bảng điện tử hiển thị thông tin về chất lượng không khí tháng 12.2017 vào thời điểm tháng 3.2018 -ẢNH: VŨ PHƯỢNG
Chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ (29 tuổi, nhân viên văn phòng) làm việc gần khu vực này cho biết các bảng điện tử trước chỉ hiển thị thông tin giao thông thì nay có thêm thông tin môi trường. “Những số liệu hiển thị còn dài dòng, lý thuyết, người không học chuyên ngành môi trường như tôi nhìn vào không hiểu gì thì cũng như không”, chị Lệ nói.
Tương tự, khi chúng tôi hỏi về những chỉ số chất lượng môi trường hiển thị, ông Nguyễn Chiến Minh (57 tuổi, bán hàng trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa) cười trừ: “Tui nói thiệt, người dân như tui chỉ quan tâm xem nơi mình đang ở trong thời điểm hiện tại có ô nhiễm hay không, có thì cần làm gì. Chứ giờ tháng 3 mà hiển thị thông tin tháng 12 thì cũng như không”.
Trước đó, ngày 1.3, PV cũng ghi nhận ở bảng điện tử trước UBND quận 3 hiển thị chi chít kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực quận 3 tháng 11.2017. Ở bảng này, các thông tin chỉ hiển thị màu đỏ nhưng ghi rõ những thông số "đạt" theo quy chuẩn Việt Nam trong tháng 11.2017 ở quận 3 gồm: CO, bụi PM10, NO2; còn thông số về bụi và tiếng ồn hiển thị “không đạt”.
Phạm Hoàng Kha (sinh viên năm 3 trường Đại học Mở TP.HCM) đang đứng chờ xe buýt gần đó khi được hỏi về những chỉ số chất lượng môi trường đang hiển thị thì lắc đầu chia sẻ: “Bảng thông tin quá nhiều và dày, em đứng đợi xe buýt còn đọc được chứ những người đang đi xe máy mà muốn đọc cũng khó, chưa nói đến chuyện đọc rồi có hiểu hay không. Như em đọc xong bảng này thì hiểu tháng 11.2017 ở đây nhiều bụi và ồn ào nhưng giờ tháng 3.2018 rồi”.
'Kết quả chậm do quy trình hiện tại'
Ông Cao Tung Sơn, Giám đốc trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết theo Tổng Cục môi trường, chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính toán thể hiện qua các màu xanh nước biển, xanh lá cây, vàng, da cam, đỏ.
Bảng kết quả quan trắc chất lượng môi trường khu vực quận 3 chi chít chữ. Đáng nói đây là kết quả tháng 11.2017 trong khi hiện tại đã là tháng 3.2018
Tuy nhiên, hệ thống các bảng điện tử bị giới hạn về màu sắc (chỉ hiển thị 3 màu: đỏ, vàng, xanh lá cây) và ký tự (số dòng) nên Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thay đổi nội dung trình bày theo thang điểm WQI từ 1 - 100 với mức đánh giá theo thứ tự: Kém < Trung bình < Khá < Tốt < Rất tốt. Tạm thời: màu đỏ là Kém, vàng là Khá, xanh lá cây là Tốt.
Tương tự, chất lượng môi trường không khí chỉ thể hiện được nội dung như sau: 5 thông số đối với chất lượng môi trường không khí bao gồm: NO2, CO, bụi tổng, bụi PM10 và tiếng ồn dưới hình thức bảng màu xanh (đạt quy chuẩn VN) và đỏ (không đạt quy chuẩn VN).
Giải thích về việc số liệu hiển thị quá chậm so với thời gian thực tế, ông Sơn cho hay: "Do đặc thù của quy trình lấy mẫu hiện tại, từ ngày 10 đến 15 tháng sau mới có kết quả phân tích của đợt lấy mẫu tháng trước đó. Sau khi đã có toàn bộ dữ liệu về kết quả quan trắc chất lượng môi trường của thành phố, Trung tâm tiến hành tổng hợp, tính toán, xử lý số liệu và gửi Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn lên mẫu tin"
Sau khi được phê duyệt, Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn sẽ thực hiện đăng lên bảng thông tin giao thông điện tử trong khung giờ cao điểm và thấp điểm (từ ngày 20 đến 25 của tháng đó) cho đến khi có kết quả quan trắc của tháng tiếp theo. Do đó sẽ có tình trạng số liệu cũ từ 1 - 2 tháng.
Tuy nhiên, hệ thống các bảng điện tử bị giới hạn về màu sắc (chỉ hiển thị 3 màu: đỏ, vàng, xanh lá cây) và ký tự (số dòng) nên Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất thay đổi nội dung trình bày theo thang điểm WQI từ 1 - 100 với mức đánh giá theo thứ tự: Kém < Trung bình < Khá < Tốt < Rất tốt. Tạm thời: màu đỏ là Kém, vàng là Khá, xanh lá cây là Tốt.
Theo Vũ Phượng/TNO
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.