Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Giáo Hoàng cầu nguyện cho bán đảo Triều Tiên và Syria
(11:00:03 AM 01/04/2013)Tại lễ Phục sinh đầu tiên với tư cách đứng đầu Vatican, Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện hòa bình cho 2 điểm nóng Syria, Triều Tiên (Nguồn: AFP)
Vị Giáo hoàng đầu tiên của khu vực Mỹ Latin cũng đưa ra lời kêu gọi thả các con tin đang bị các chiến binh Nigeria giam giữ và còn lên án vấn nạn buôn người.
Giáo hoàng đã đọc thông điệp "Urbi et Orbi" chúc phúc cho Rome và thế giới từ ban công nhà thờ Basilica, nơi ngài lần đầu xuất hiện sau khi đắc cử Giáo hoàng trong tháng này.
Nói trước 250.000 người đã từ khắp nơi trên thế giới tới Vatican, Giáo hoàng Francis đã cầu nguyện cho "Syria yêu quý, cho người dân đang bị tổn thương bởi xung đột và cho nhiều người tị nạn vẫn đang chờ được giúp đỡ và cảm thông".
"Bao nhiêu máu đã đổ? Và sẽ còn bao nhiêu sự khổ đau nữa trước khi tìm thấy một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng?" - ngài nói.
"Trên bán đảo Triều Tiên, hy vọng về việc vượt qua bất đồng và tinh thần hòa giải sẽ nhen nhóm lại" - ngài nói, một ngày sau khi Triều Tiên tuyên bố đang "trong tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc.
Giáo hoàng Francis cũng cần nguyện cho Nigeria "nơi một lượng lớn người, gồm nhiều đứa trẻ, đang bị các nhóm khủng bố bắt làm con tin.” Ngài có vẻ như đã có ý liên hệ tới một gia đình Pháp bị bắt cóc ở Cameroon và đang bị nhóm Boko Haram ở Nigeria bắt giữ.
Giáo hoàng cũng đi vòng quanh quảng trường Thánh Peter trên chiếc xe ‘popemobile’ của mình, hôn những đứa trẻ và vẫy tay với đám đông đang tung hô và vẫy nhiều lá cờ khác nhau, gồm cả quốc kỳ Argentina - quê hương ngài.
Phục sinh là ngày thiêng liêng nhất trong lịch Công giáo và mừng niềm tin vào cái chết và sự hồi sinh của Chúa Jesus. Đây là tuần lễ cầu nguyện liên tục của những người Công giáo.
Giáo hoàng đọc thông điệp "Urbi et Orbi" chúc phúc cho giáo dân nhân Lễ Phục sinh (Nguồn: AFP)
Tại Lễ thắp nến Phục sinh tổ chức ở Basilica trong ngày thứ Bảy, Francis đã kêu gọi những người vô thần và người Công giáo lầm lạc tiến lên về phía Chúa, nói rằng Chúa sẽ đón nhận họ bằng đôi bàn tay rộng mở.
Giáo hội Công giáo hiện đang phải đối mặt với sự tăng lên của chủ nghĩa thế tục, đặc biệt là ở châu Âu, nơi số người đi dự lễ nhà thờ đang giảm mạnh. Trong ngày Chủ nhật, Francis đã cầu nguyện rằng thông điệp của Chúa sẽ tới với "mọi ngôi nhà, mọi gia đình, đặc biệt là trong các bệnh viện và trong các nhà tù, nơi có nhiều sự khổ đau nhất."
"Còn bao nhiêu sa mạc nữa mà con người sẽ phải vượt qua, kể cả trong ngày hôm nay! Trên hết là sa mạc trong mỗi người, khi chúng ta không còn tình yêu cho Chúa hay hàng xóm" - ngài nói.
Thượng phụ Jerusalem Fuad Twal hôm Chủ nhật đã mời Giáo hoàng và những người Công giáo của thế giới tới thăm thành phố Thánh, được ông gọi là nơi sinh ra "mọi người Công giáo".
Trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách Tổng giám mục Canterbury, người lãnh đạo 80 triệu giáo dân Công giáo Anh, Justin Welby đã lên tiếng chống lại các tư tưởng "đặt hy vọng vào những cá nhân" để giải quyết mọi vấn đề của xã hội.
Ông nói rằng "văn hóa lãnh đạo anh hùng", trong đó tất cả sự tin tưởng được đặt vào một cá nhân, sẽ dẫn tới hy vọng lầm lạc.
Trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, Giáo hoàng Francis đã tổ chức thuyết giảng trong một nhà tù của thanh thiếu niên ở Rome, nơi ngài rửa chân cho 12 phạm nhân, gồm 2 cô gái và 2 người Hồi giáo - một nghi thức được xem là thể hiện sự khiêm nhường trước 12 tông đồ của Chúa.
Các giáo hoàng trước kia thường chỉ cử hành nghi lễ với các linh mục hoặc các con chiên bình thường.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, Francis đã chủ trì một lễ thắp đuốc tại đấu trường Colosseum ở Rome, nơi nhiều người Công giáo được cho là đã tử vì đạo. Ngài đã cầu nguyện cho hòa bình ở Trung Đông và kêu gọi việc đối thoại với "những người anh em Hồi giáo của chúng ta."
Toàn cảnh lễ Phục sinh tại quảng trường Thánh Peter (Nguồn: AFP)
Giáo hoàng mới cũng nói rằng ngài muốn có "một Giáo hội nghèo vì người nghèo" và đã có một phong cách cá nhân ít chính thống hơn so với người tiền nhiệm Benedict XVI. Francis là một người tương đối bảo thủ trên vấn đề giáo lý Công giáo. Ở quê nhà Argentina, ngài nổi tiếng vì lối sống giản dị, khiêm tốn và thường quan tâm tới các cộng đồng nghèo khó.
Tuy nhiên các chuyên gia Vatican nói rằng ngài vẫn chưa bắt đầu xử lý các vấn đề chủ chốt ở Giáo hội, gồm việc cải cách bộ máy quản lý Vatican đang ngập trong bê bối.
Các nhà phân tích sẽ đặc biệt chú ý việc ngài bổ nhiệm ai vào các vị trí trọng đại của Vatican sau lễ Phục sinh, trong bối cảnh đã có những lời kêu gọi cải tổ toàn diện.
Ngân hàng của Vatican, được biết tới với tên Viện Giáo vụ, hiện đang bị Italia điều tra vì nghi ngờ rửa tiền. Cải tổ ngân hàng cũng là vấn đề lớn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.