Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Giải bài toán "lệch pha" giữa đào tạo và yêu cầu thực tế
(06:52:38 AM 28/02/2014)( Ảnh minh họa )
Bên cạnh đó, nhiều người dù đã tốt nghiệp nghề nhưng không được doanh nghiệp tiếp nhận dẫn đến tình trạng mất niềm tin, các trường nghề rơi vào cảnh không có người học. Để giải bài toán "lệch pha" giữa đào tạo và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, nhiều trường nghề ở Đồng Nai đã gắn kết toàn diện giữa nhà trường và doanh nghiệp. Từ đây, 100% học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp đã tìm được việc làm.
Những năm qua, trường Cao đẳng nghề số 8, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã liên kết với Công ty sản xuất khuôn Quần Thái, Khu công nghiệp Sóng Thần 1, tỉnh Bình Dương để sinh viên sau thời gian học sẽ được doanh nghiệp tiếp nhận đến thực tập, làm việc trên máy móc hiện đại và được trả lương từ 50% - 70%. Qua thời gian thực tập, sinh viên không chỉ tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng cho công việc thực tế mà còn được rèn luyện tác phong công nghiệp. Đặc biệt, trong thời gian thực tập, sinh viên nào đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ được doanh nghiệp ký hợp đồng tuyển dụng.
Em Võ Tấn Pháp (sinh viên thực tập) chia sẻ: Công ty Quần Thái nhận chúng em đến thực tập, bố trí những cán bộ chủ chốt, lành nghề chỉ dạy cho sinh viên rất nhiệt tình. Đi thực tập nhưng được đứng máy nhiều nên em đã có thêm kiến thức thực tế, những điều này ở nhà trương thầy, cô không thể truyền đạt được. Bên cạnh đó, chúng em còn rèn luyện, hình thành được tác phong công nghiệp. Đây là điều quan trọng trong môi trường làm việc ở các công ty có vốn đầu tư nước ngoài.
Ông Trần Anh Thu, Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề số 8 cho biết: Trước đây, do việc kết nối, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhà trường hạn chế, dẫn đến sự "lệch pha" trong công tác đào tạo và yêu cầu công việc thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp nhưng không xin được việc làm mặc dù doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng. Với việc liên kết đào tạo, doanh nghiệp được tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo của nhà trường, qua đó họ tư vấn, góp ý cho nhà trường xây dựng chương trình học, giảng dạy và kiểm tra đánh giá sát với thực tế sản xuất của doanh nghiệp. Tại trường Cao đẳng nghề số 8, một số nghề như: hàn, cắt gọt kim loại, điện công nghiệp,… 100% học sinh, sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp.
Theo lãnh đạo Công ty sản xuất khuôn Quần Thái, khi doanh nghiệp hợp tác với các trường để đào tạo và nhận các em thực tập, bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều lợi ích như: Bổ sung nguồn lao động thời vụ, giúp các công nhân đang làm việc có cơ hội học hỏi những kiến thức mới mà các bạn sinh viên học được trong nhà trường. Quan trọng nhất, qua liên kết, doanh nghiệp có thể chủ động tuyển dụng được các lao động có trình độ kỹ thuật, vững tay nghề, không cần đào tạo lại.
Đối với trường Cao đẳng nghề Lilama 2 (huyện Long Thành, Đồng Nai), hàng năm, số lượng đào tạo của trường không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp. Ông Lê Quang Trung, Phó hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: Hiện trường gắn kết đào tạo với nhiều doanh nghiệp như: Công ty Dịch vụ Kỹ thuật hàng hải, dầu khí (Bà Rịa – Vũng Tàu), Công ty TNHH Robert Bosch Việt Nam (Khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai),… Các doanh nghiệp này cùng trường tham gia biên soạn giáo trình, khi doanh nghiệp có những máy móc mới họ giới thiệu để trường dạy cho sinh viên kịp thời nắm bắt, các kỳ thi tốt nghiệp, 30% bài thi là do doanh nghiệp đưa ra. Từ năm 2013, trường nghề Lilama 2 bắt đầu thí điểm “đào tạo kép”, mô hình học sinh, sinh viên 3 ngày học lý thuyết ở nhà trường, 3 ngày làm việc tại doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, tại các trường những ngành nghề có liên kết đào tạo với doanh nghiệp, chất lượng đầu ra đảm bảo, tỷ lệ học sinh, sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề cao. Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là vẫn chưa có cơ chế pháp lý về trách nhiệm đào tạo của doanh nghiệp. Do đó, chỉ mới có 1 bộ phận nhỏ doanh nghiệp tham gia đào tạo, nhưng đa phần mới dừng lại ở mức độ nhận sinh viên vào thực tập.
Theo lãnh đạo các trường, việc gắn đào tạo với yêu cầu của doanh nghiệp không phải trường nào, ngành nghề nào cũng làm được. Điều này do thiếu cơ chế gắn kết mang tính chất pháp lý, doanh nghiệp chưa có trách nhiệm tham gia vào quá trình đào tạo nghề, một số trường dù muốn hợp tác với doanh nghiệp nhưng lại chưa tạo ra cơ chế thông thoáng. Muốn doanh nghiệp thực sự trở thành “bà đỡ” cho công tác đào tạo, nhà trường và doanh nghiệp phải gắn kết toàn diện, chặt chẽ bằng một cơ chế pháp lý rõ ràng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.