Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Dự báo bão nhỏ sao thực tế gây nhiều thiệt hại?
(17:20:28 PM 29/07/2016)
Một ôtô được lực lượng cứu hộ đưa đi sau khi bị cây ngã đè trong bão tại Hà Nội - Ảnh: Q.THẾ
Theo ông Tuấn, cơ quan khí tượng dự báo sai về cấp độ và hướng đi của bão, tốc độ di chuyển của tâm bão không như dự báo là
10-15km/h.
Trước ý kiến trên, cơ quan khí tượng thủy văn cho rằng bão vào đúng một trong hai phương án mà họ đưa ra từ ngày 26-7.
Ảnh hưởng của bão
nặng nề
Ngày 28-7, ông Nguyễn Văn Tuynh - giám đốc Công ty Điện lực Thái Bình - cho biết trên thực tế, bão ở Thái Bình rất lớn và thời gian kéo dài chứ không chỉ cấp 6, cấp 7 như thông tin trước đó.
Ông Tuynh nhận định thực chất bão giật phải cấp...
14-15, bởi ngay cả cây cổ thụ, mái nhà chắc chắn của Đại học Y Thái Bình cũng bị bay xuống đường, đè làm gãy cột điện. Hậu quả của bão lớn, ông Tuynh cho biết ở Thái Bình qua thống kê ban đầu có tới hơn 600 cột điện bị đổ, một trạm biến áp bị cháy...
Với băn khoăn về chất lượng cột điện, ngành điện dùng nhiều cột điện bêtông ly tâm, chủ yếu chịu lực thẳng không chịu lực kéo ngang khiến dễ gãy, ông Tuynh cho rằng vấn đề không phải do cột điện mà do bão lớn.
Hiện nay, theo ông Tuynh, trên thế giới cũng như ở VN đều dùng cột điện bêtông ly tâm dự ứng lực, nó đã được nghiên cứu, thiết kế và được kiểm định đáp ứng quy chuẩn trước khi
sử dụng.
Theo thông báo của Tập đoàn Điện lực VN (EVN), nhiều tỉnh bị mất điện hoàn toàn trong bão số 1 như Ninh Bình, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định. Mất điện một phần khu vực Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh khác.
Có hàng chục lộ đường dây lưới điện truyền tải đang bị sự cố. Ảnh hưởng của bão là nặng nề. Đã xảy ra sự cố đường dây 500kV Thường Tín - Nho Quan khi bão đổ bộ, tuy nhiên đã xử lý xong và đóng điện lại lúc 4g17 cùng ngày.
Đường dây 220kV cũng có tuyến Ninh Bình - Bỉm Sơn bị sự cố và đã được xử lý. Song với lưới điện 110kV đã có tới 21 lộ bị sự cố. Riêng khu vực Hà Nội, EVN xác nhận cũng có 99 lộ đường dây trung áp bị sự cố.
“Dự báo sớm và chính xác”
Tuy nhiên, theo ông Lê Thanh Hải - phó tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, bão số 1 di chuyển theo phương án 2 mà cơ quan khí tượng đưa ra tại cuộc họp trực tuyến của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai với 12 địa phương phía Bắc cùng các bộ ngành liên quan.
Tại cuộc họp này, ông Hoàng Đức Cường - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - đã đưa ra hai phương án về khu vực bão sẽ đổ bộ.
Phương án 1 có xác suất 70% là trọng tâm bão đi vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, phương án 2 có xác suất 30% là trọng tâm bão đi vào khu vực phía nam đồng bằng Bắc bộ. Thời gian bão đổ bộ theo hai phương án đều là tối và đêm 27-7.
Đánh giá về thực tế khi bão đổ bộ, ông Lê Thanh Hải cho biết có một số thời điểm gió mạnh hơn 1 cấp so với dự báo như: dự báo gió mạnh cấp 8-9 thì hầu hết thực tế cấp 8-9 nhưng một số nơi ven biển gió mạnh đạt cấp 10 như Văn Lý (Nam Định), Ba Lạt (Thái Bình); dự báo gió giật cấp 10-12 thì thực tế là cấp 10-13 như ở Văn Lý, Ba Lạt.
“Bão di chuyển với tốc độ
15-20km/h, nhưng trong thực tế có những thời điểm bão gần như đứng yên một chỗ khi vào sát bờ biển. Chính vì bão đứng yên một chỗ trên biển nên được bổ sung năng lượng để duy trì được cường độ lâu dài, gây gió mạnh cho khu vực ven biển trong thời gian dài.
Bão đi càng chậm thì duy trì thời gian gió mạnh tại một vị trí càng lâu, cây cối đổ càng nhiều khi bị gió lay trong thời gian dài với nhiều hướng khác nhau” - ông Hải lý giải về lý do bão đi chậm hơn dự báo.
Thông thường, với những cơn bão có gió mạnh từ cấp 10 trở xuống khi vào bờ sẽ suy yếu nhanh. Nhưng với bão số 1 thời gian duy trì gió mạnh rất lâu, khi bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới đến Hà Nội vẫn gây gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Với điểm khác biệt này, ông Hải cho biết là cơ quan dự báo theo dõi tâm bão từ 8g tối 27-7 đến 5g sáng 28-7 cũng thấy căng thẳng vì không hiểu sao bão duy trì cường độ lâu như vậy. Bão vào ven bờ không suy giảm cấp độ mà thậm chí nhích lên một tí khi đang ở trên biển.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai chiều 28-7, tân Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng các bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa ra khá sát và sớm.
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa - cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn, chánh văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn - cũng nhận định việc dự báo bão số 1 sớm và chính xác, cập nhật theo từng giờ đã giúp cho ban chỉ đạo cũng như địa phương ứng phó kịp thời, hạn chế thiệt hại.
1 người chết, 1 người mất tích
Theo thống kê của Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống thiên tai từ các địa phương, đến cuối chiều 28-7 bão số 1 đã làm thiệt mạng 1 người ở Hưng Yên, 1 ngư dân mất tích ở Thanh Hóa, 5 người bị thương ở Nam Định và Thái Bình.
Có 12 tàu chìm ở Nam Định, Hải Phòng và Thanh Hóa, 1 nhà bị sập hoàn toàn ở Hà Nam, 1.425 nhà bị tốc mái, hư hỏng (Hà Nam có 967 nhà, Hà Nội 458 nhà), 27 phòng học ở Thái Bình bị hư hại. Khoảng 5.000 cây xanh bị gãy.
Ngày 28-7, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các bộ ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao, kịp thời hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.