»

Thứ năm, 31/10/2024, 12:21:49 PM (GMT+7)

Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Sự lãng quên vô tình?

(18:18:55 PM 12/11/2012)
(Tin Môi Trường) - Từ năm 2009, nhà nước đã tổ chức rà soát lại các dự án thủy điện trên toàn quốc và đã loại bỏ 100 dự án, tại sao hai dự án thủy điện Đồng Nai 6,6A lại quên rà soát? Đây có phải là sự lãng quên vô tình?

 

Đó là câu hỏi chất vấn của ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) đối với Bộ Trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, kỳ họp thứ 4, Quốc hội (QH) khóa XIII, ngày 12-11.
 
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng (phải)
 

Bỡi lẽ, ĐB Trương Văn Vở dẫn chứng, dự án này liên quan đến 140 hecta rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia Cát Tiên; Nhà nước có nhiều văn bản quy định về việc bảo vệ rừng đặc dụng; khu vực triển khai dự án đã được nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt; UNESCO đang xem xét, công nhận VQG Cát Tiên là Di sản Thiên nhiên thế giới... nên cử tri yêu cầu dừng dự án để bảo vệ rừng.

"Đề nghị Bộ Trưởng đưa ra giải pháp xử lý cụ thể đối với dự án này, có loại bỏ ra khỏi quy hoạch hay không?" ông Vở hỏi.
 
 
Đại biểu Trương Văn Vở: Có loại bỏ dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A ra khỏi quy hoạch?
 
Trả lời câu hỏi này, Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết đây là dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đang trong quá trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường và do Bộ Tài nguyên - Môi trường xem xét.

"Đây là một dự án có quy mô lớn, tạo ra khoảng 1 tỉ KW điện/năm và có tác động nhất định đến môi trường. Sau khi Bộ Tài nguyên Môi trường thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trên, qua đó cho thấy hiệu quả kinh tế là một phần, nhưng tác động môi trường lớn thì sẽ báo cáo với Chính phủ, Quốc hội để có quyết định cụ thể. Quan điểm của chúng tôi là nếu theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho thấy dự án này ảnh hưởng lớn đến môi trường thì yêu cầu dừng lại ngay", Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định.
 
Liên quan đến vấn đề đời sống cho người dân bị ảnh hưởng thủy điện, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đặt câu hỏi về chính sách cho đồng bào tái định cư sau khi xây dựng thủy điện vì thực tế hiện nay, đời sống người dân ở đây rất khó khăn, hộ nghèo chiếm đa số.
 
 
Theo Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, việc bảo đảm đời sống cho người dân vùng thủy điện thời gian qua đã từng bước được khắc phục những tồn tại, dần nâng cao đời sống người dân. Cụ thể, việc tái định cư cho người dân được giao cho các địa phương tổ chức sát sao, bảo đảm người dân ổn định cuộc sống.
 
 
Bên cạnh những cơ chế, chính sách chung về đền bù, có đặt thù đối với việc đền bù cho người dân có đất bị thu hồi để làm thủy điện. Ví dụ, đối với hộ dân có 30% đất bị thu hồi thì cũng có thể xem xét để được di dân đến khu vực mới.

Ngoài ra, nhà nước còn tổ chức giải quyết việc làm cho bà con phù hợp với trình độ dân trí, khả năng lao động...

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thái Học, trả lời của Bộ Trưởng chưa thật rõ, hơn nữa chỉ đề cập đến các dự án thủy điện đang triển khai. Trong khi đó, đời sống của người dân ở các thủy điện đã xây dựng xong, đưa vào sử dụng nhiều năm đang rất khó khăn, chủ yếu là đồng bào miền núi, dân tộc thiểu số.
 

 
Trả lời vấn đề này, Bộ Trưởng thừa nhận ở một số dự án thủy điện đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng nhiều năm như Hòa Bình, Thác Bà... thì những vấn đề đó còn tồn tại, thậm chí, có nhiều vùng, dây điện đi qua trên đầu nhưng người dân ở đó vẫn chưa có điện để sử dụng.Vì vậy, sắp tới, Bộ sẽ tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương đi nghe ngóng, khảo sát lại các dự án di dân tái định cư, từ đó xây dựng chính sách đặt thù hơn để nâng cao cuộc sống người dân.
 
 
Chính sách của nhà nước đối với việc di dân, tái định cư cho dân vùng thủy điện là làm sao để người dân có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, theo biểu Tô Văn Tám (Kon Tum), thực tế nhiều khu tái định cư không đáp ứng được tiêu chí trên, người dân thiếu đất sản xuất hoặc đất sản xuất rất xấu, tồn đọng nhiều chất hóa học độc hại.
 
 
Bộ Trưởng thừa nhận đó là một thực tế, người dân bị ảnh hưởng thủy điện, sau khi di dân đến nơi ở mới do không có điều kiện sống phù hợp phải quay lại nơi ở cũ hoặc tái nghèo. Vấn đề này, Bộ đã có cuộc phối hợp với các ngành đi kiểm tra một số thủy điện do Tập Đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư. Qua đó, chỉ đạo EVN có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
 
"Chủ trương của nhà nước là làm thủy điện mất 1 hecta rừng thì phải trồng lại 1 hecta rừng. Tuy nhiên, thời gian qua, các thủy điện trên cả nước đã ngốn hàng trăm hecta rừng nhưng việc trồng lại rừng vẫn chưa bảo đảm. Vậy Bộ Công Thương có trách nhiệm gì đối với những mảng rừng đã mất?", ĐB Ngô Văn Minh (Quảng Nam)đặt câu hỏi.
 
Trả lời vấn đề này, Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện đang tồn tại một thực tế là khi tổ chức triển khai dự án thủy điện, chúng ta chưa xác định chính xác quỹ đất trồng rừng bù, dự án triển khai rồi mới lo đi tìm đất. Vì vậy dẫn tới tình trạng không có đất hoặc đất không đạt yêu cầu.
 
Để khắc phục, vừa qua nhà nước cũng có chủ trương không nhất thiết trồng lại rừng tại địa bàn có dự án thủy điện mà giao cho địa phương có dự án tìm chỗ khác trồng bù.

Tuy nhiên, theo Bộ Trưởng, vấn đề căn cơ là cần rà soát lại dự án nào có quỹ đất để trồng rừng thì mới cho triển khai, còn không thì dừng lại.

Liên quan đến vấn đề kiểm định các đập thủy điện, Chất vấn Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng, theo ĐB Lê Việt Trường (An Giang) có nhiều đập thủy điện chưa được kiểm định chất lượng nhưng đã đưa vào hoạt động dẫn đến vỡ như trường hợp đập thủy điện Đakrông 3.

Giải thích vấn đề này, Bộ Trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, theo quy định, các dự án đập thủy điện được tích nước trong thời gian 2 năm mới rồi mới tiến hành kiểm định lần đầu.
 
Với đập thủy điện Đakrông 3, Bộ Trưởng cho biết đây là dự án do UBND tỉnh phê duyệt. Khi xây dựng, đập chưa hoàn chỉnh nhưng theo yêu cầu của bên cung cấp thiết bị cần vận hành thử các tổ máy để bàn giao. Chính vì vậy, khi vận hành, nó bị vỡ đoạn ngăn và gây một số thiệt hại tài sản người dân.
 
UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu cầu các chủ đầu tư rà soát, báo cáo và có phương án đền bù cho người dân.
 
Theo giải trình của Bộ Trưởng, trong khoảng 1.000 dự án thủy điện trên cả nước, hiện chỉ có 200 thủy điện do trung ương phê duyệt. Tuy nhiên, với trách nhiệm là cơ quan quản lý điện nói chung, Bộ Công Thương không có tư tưởng cả nể đối với bất kỳ dự án thủy điện nào.

Thời gian qua, Chính phủ, Bộ Công thương đã tổ chức rà soát toàn bộ các dự án thủy điện trên toàn quốc để có biện pháp chấn chỉnh. Các dự án thủy điện không hiệu quả sẽ yêu cầu dừng lại ngay, nhất là các thủy điện vừa và nhỏ. Việc rà soát này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2013.
(Nguồn: Thiên Kim/NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A: Sự lãng quên vô tình?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI