Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đồng Tháp: Lũ, sạt lở truy đuổi dân
(08:08:15 AM 01/08/2012)
Một đoạn bờ sông sạt lở ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp - Ảnh: Thanh Tú |
Điều đáng lo ngại là trong khi người dân cần có chỗ di dời đến nơi an toàn thì một số dự án tái định cư vẫn còn nằm trên giấy.
Không ngủ được vì sợ... lọt sông
"Mấy tháng qua, cứ mỗi lần mưa hoặc dông lốc, anh em chúng tôi phải thay phiên nhau thức trắng đêm cùng dân để phòng ngừa tình huống xấu nhất. Chúng tôi mong có được chỗ để sớm di dời dân đến nơi an toàn".
Ông Nguyễn Văn Lịch (phó chủ tịch UBND xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) |
Cạnh đó, nhà ông Nguyễn Văn Dũng đang hối hả dọn dẹp chuẩn bị “tản cư”. Một nhóm “thần đèn” đang kê kích, đào bới để dời nguyên căn nhà nằm sát bờ sông vào bên trong thêm 5m. Ông Dũng cho biết đây là lần dời nhà lần thứ năm trong vòng ba năm trở lại đây. “Dời lần này là lần cuối cùng vì đã hết đất để dời rồi. Nếu sạt lở tới sát vách lần nữa thì phải bỏ của chạy lấy người thôi” - ông Dũng than vãn.
Ông Nguyễn Văn Lịch, phó chủ tịch UBND xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự, cho biết vùng sạt lở nguy cấp ở xã kéo dài khoảng 6km, có khoảng 500 hộ dân cần phải di dời. Theo quy định, những hộ dân trong vành đai sạt lở cách bờ sông 30m phải di dời khẩn cấp, nhưng hiện nay có 53 nhà dân chỉ còn cách bờ sông 5-15m mà không có điều kiện di dời, không có khả năng mua đất để cất nhà.
Tại điểm “nóng” sạt lở hồi mùa lũ năm 2011thuộc xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, dù đã có 1.284 hộ được di dời đến nơi an toàn, nhưng hiện có tới 400 hộ bị “hà bá” truy đuổi ráo riết. Nhiều hộ dân cho biết cách đây hai năm nhà họ cách bờ sông cả trăm mét, nhưng bây giờ chỉ còn vài chục mét, thậm chí có nhà đã nằm sát bờ sông.
Anh Bùi Trung Hải ở xã Long Thuận cho biết nhiều lúc sau một đêm đã thấy bờ sông bị sụp xuống vài tấc, rồi hôm sau đổ ầm xuống sông. Sạt lở bất ngờ đã khiến vài người không tránh kịp bị lọt xuống sông.
Không có chỗ để di dời
Dù phải sống trong cảnh hồi hộp, lo sợ như vậy, nhưng phần lớn các hộ dân không thể di dời do không có khả năng mua đất.
Ông Võ Văn Thức ở xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự, cho biết gia đình ông có 12 nhân khẩu. Trong đó, hai người con ông đã có gia đình và cất nhà ở riêng cạnh nhà ông hiện nay. “Bây giờ nếu dời đi thì phải dời hết chứ không thể để ai ở lại. Nếu địa phương có cấp đất cất nhà gia đình tôi cũng không có khả năng dời cùng một lúc ba căn nhà được nên cố ở lại chia nhau canh giữ, xem sạt lở tới sát nhà thì báo động mọi người chạy ra” - ông Thức nói.
Theo ông Huỳnh Thanh Phú - trưởng Phòng kinh tế hạ tầng huyện Hồng Ngự, toàn huyện hiện có khoảng 1.500 hộ dân cần di dời khỏi các khu vực sạt lở. Địa phương đã trình lên UBND tỉnh Đồng Tháp về dự án khu tái định cư 20ha ở xã Long Khánh A; tuyến dân cư 17 ở xã Phú Thuận B; mở rộng tuyến dân cư (4ha) ở ấp 1, xã Thường Phước 1... nhưng đều chưa được phê duyệt.
Theo ông Phú, đây là những dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về chủ trương tại buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh trong vùng lũ nhân chuyến khảo sát tình hình lũ lụt ở các tỉnh ĐBSCL hồi giữa tháng 10-2011. “Cho dù có được phê duyệt đi chăng nữa thì người dân cũng không thể nào di dời kịp trong mùa lũ này, vì từ khi triển khai dự án đến áp giá bồi thường, giải tỏa, san lấp mặt bằng... phải mất ít nhất sáu tháng. Trong khi đó lũ đã bắt đầu đổ về, chưa đầy hai tháng nữa sẽ ngập mênh mông” - ông Phú lo lắng.
Ông Nguyễn Văn Dương, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết hầu hết dự án tái định cư để di dời các hộ dân trong vành đai sạt lở của tỉnh đều đã được khảo sát, lập dự án trình trung ương, nhưng do khó khăn chung về vốn nên đến nay vẫn chưa được phê duyệt. Trong điều kiện khó khăn chung, để giải quyết cấp bách về nhà ở cho người dân trong vùng sạt lở, địa phương chỉ có thể thực hiện từng bước, ưu tiên cho những nơi trọng điểm.
Theo ông Dương, hiện Đồng Tháp đang khẩn trương thực hiện dự án cụm tuyến dân cư ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình với kinh phí khoảng 62 tỉ đồng. Tỉnh cũng giao các địa phương phải thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt các vùng có nguy cơ sạt lở để kịp thời cảnh báo, giúp dân di dời để tránh thiệt hại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.