Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đời sống người dân đảo lộn vì mưa rét !
(15:14:42 PM 26/01/2016)>>Tuyết rơi cận kề tết, kẻ cười người khóc !
Các tỉnh miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ liên tiếp xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh có cường độ rất mạnh nên các tỉnh miền Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trong vài ngày tới tiếp tục xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng, vùng núi cao vẫn có hiện tượng đã có băng giá và mưa tuyết. Thời tiết Hà Nội vài ngày trở lại đây luôn trong tình trạng mưa rét, gió bấc, nhiệt độ ngoài trời hầu hết ở mức dưới 10 độ c, có thời điểm xuống 5-6 độ C. Đây được coi là đợt rét kỷ lục nhất trong 30 năm qua, khiến cuộc sống sinh hoạt của rất nhiều người dân bị đảo lộn.
Theo ghi nhận của Tin Môi Trường, từ ngày 25/01, nhiều trường mầm non và cấp I trên địa bàn Hà Nội đã thông báo nghỉ học. Rất nhiều gia đình gặp phải trở ngại và xảy ra tranh cãi khi con em được ở nhà nghỉ trong bố mẹ vẫn phải đi làm không ai trông.
Bên cạnh đó, công việc của những người lao động phải làm việc ngoài đường hay phải đi lại nhiều ngoài đường cũng vất vả hơn bao giờ hết.
Số lượng trẻ em và người già phải nhập viện tăng đột biến vì các bệnh hô hấp, cơ xương khớp, huyết áp, cảm cúm do thời tiết khắc nghiệt, thân nhiệt bị giảm đột ngột.
Việc đi lại của người dân cũng gặp nhiều khó khăn do trời quá lạnh, đường trơn trượt vì mưa phùn. Lượng người lưu thông trên phố thưa thớt hơn, do mưa rét người dân, ngại ra đường hơn. Kiểu thời tiết khắc nghiệt này khiến nhiều người “ưu ái” lựa chọn taxi để di chuyển, tuy nhiên, do nhu cầu quá lớn, tăng đột ngột, khiến dịch vụ này luôn trong tình trạng “cháy hàng”. Người dân phải rất khó khăn mới có thể đón được một chiếc taxi, vì phần lớn trong xe đều có khách hoặc gọi điện lên tổng đài thì đều nhận được thông báo “hết xe”.
Rét đậm kéo dài cũng khiến giá rau xanh tăng đột biến tại các chợ dân sinh. Trong khi giá các loại thực phẩm thiết yếu không có nhiều biến động thì các loại rau xanh đang tăng giá gấp 2 lần so với trước. Theo ghi nhận của phóng viên, mấy ngày trước rau cần, rau muống chỉ 6.000 đồng/bó nhưng mấy ngày nay đã được đẩy lên 9.000 đồng/bó và luôn trong tình trạng khan hiếm. Các loại củ, quả như xu hào, súp lơ, cà chua cũng tăng gấp đôi. Lý giải điều này, là do thời tiết quá lạnh, các loại rau sinh trưởng chậm, hoặc những vựa rau lớn như trên Sapa, Tam Đảo cũng bị mưa tuyết vùi dập hết nên “cung không đủ cầu” hơn nữa để thu hoạch được rau, củ, quả trong thời tiết khắc nghiệt như thế này cũng vô cùng khó khăn và cực khổ.
Việc canh tác sản xuất của người nông dân gặp trở ngại và vất vả hơn
Đối với khu vực ngoại thành Hà Nội, việc canh tác sản xuất của người nông dân cũng gặp trở ngại và vất vả hơn bao giờ hết. Dù thời tiết giá rét nhưng công việc đồng áng theo mùa vụ, nên cũng không thể tạm ngừng để chờ thời tiết được, họ vẫn phải lội ruộng, chân ngập dưới bùn lạnh, dưới làn gió buốt giá để gieo mạ hay chăm sóc cho những luống rau.
Do đi kèm với mưa, độ ẩm cao nên cảm giác rét buốt càng tăng. Nhiều người đã dùng túi sưởi, lò sưởi mặc áo mưa, đi găng tay da, đốt lửa, … để sưởi ấm, tuy nhiên khuyến cáo người dân cần phải cẩn thận hỏa hoạn xảy ra, cũng như không nên sưởi ấm bằng việc cho các bếp than tổ ong vào trong nhà dễ gây ra ngộ độc hơi than và dễ gây bỏng, đặc biệt là đối với các em nhỏ.
Người dân đốt lửa … để sưởi ấm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.