Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đổi mã vùng điện thoại nhiều hệ lụy
(14:43:35 PM 08/01/2015)Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) vừa ban hành Thông tư 22 về quy hoạch kho số viễn thông thay thế cho quy hoạch cũ và Quyết định số 53/2006 về việc phân bổ, sử dụng các loại mã, số viễn thông.
Giải pháp tiết kiệm kho số
Từ ngày 1-3, mã vùng điện thoại cố định (ĐTCĐ) của 59/63 tỉnh, thành phố sẽ thay đổi. Bốn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Hà Giang có mã vùng không đổi.
Các hãng taxi sẽ phải thay đổi mã vùng số điện thoại trên xe Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG
Cụ thể, mã vùng ĐTCĐ của Hà Nội đổi từ 4 thành 24, TP HCM từ 8 thành 28, Đà Nẵng từ 511 thành 236, Hải Phòng từ 31 thành 225, Thừa Thiên - Huế từ 54 thành 234, Cần Thơ từ 710 thành 292...
Việc ban hành quy hoạch nhằm sử dụng lâu dài; tiết kiệm, hiệu quả kho số... Theo Bộ TT-TT, số lượng thuê bao điện thoại di động (ĐTDĐ) ngày càng tăng trong khi số lượng thuê bao ĐTCĐ ngày càng giảm. Nước ta đang có khoảng 130 triệu số thuê bao ĐTCĐ và ĐTDĐ. Riêng số lượng thuê bao ĐTCĐ khoảng gần 7 triệu, chỉ chiếm 5,4%. Tổng số đầu mã tối đa có thể quy hoạch làm mã vùng và mã mạng là 9 (theo quy hoạch cũ thì số đầu mã làm mã vùng cho mạng cố định là 7 và làm mã mạng cho mạng di động là 2). Điều này bộc lộ sự thiếu hiệu quả trong quy hoạch, sử dụng kho số giữa mạng cố định và mạng di động và quy hoạch mới đã giải quyết bất cập này.
40 triệu thuê bao di động sẽ chuyển đổi
Theo quy hoạch cũ và thực tế đang sử dụng, độ dài mã mạng thuê bao di động là 2 (đầu 9x - ví dụ là 090, 091…) và 3 (đầu 1xx - ví dụ là 0121, 0122…) chữ số, độ dài số thuê bao điện thoại di động là 7 chữ số. Quy hoạch mới đã quy định độ dài mã mạng di động là 2 chữ số, độ dài số thuê bao ĐTDĐ vẫn giữ nguyên 7 chữ số. Như vậy, độ dài quay số khi gọi đến thuê bao ĐTDĐ thống nhất 10 chữ số bao gồm cả số mào đầu quốc gia “0”.
Vì vậy, sắp tới, Bộ TT-TT có thể sớm ban hành chính sách mới để chuyển đổi tất cả các thuê bao di động 11 số thành thuê bao 10 số. Cụ thể, tất cả các thuê bao đầu 11 số là 0122 của mạng VinaPhone và MobiFone, 0166 của Viettel, 0188 của Vietnamobile và 0199 của Gtel sẽ thu gọn tương ứng 012, 016, 018, 019. Nếu áp dụng phương án chuyển đổi này, dự kiến có khoảng 40 triệu số của thuê bao 11 số sẽ được chuyển đổi. Với quy hoạch kho số mới sẽ có 540 triệu thuê bao 10 số. Bình quân mỗi người dân Việt Nam sẽ có khoảng 6 thuê bao.
Tốn kém, rắc rối cho doanh nghiệp
Xung quanh việc thay đổi đầu số điện thoại, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty CP Vận tải và Thương mại dịch vụ Đất Cảng (Hải Phòng), cho rằng thay đổi đầu số đồng nghĩa với việc doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi phải thay đổi toàn bộ số liên lạc giao dịch với khách hàng, sơn lại xe, tờ rơi, danh thiếp… Chi phí này có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, chưa kể đối tác liên lạc tới có thể bị gián đoạn do khách hàng chưa cập nhật thông tin.
Còn ông Nguyễn Văn Thạc - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Nam Định, Giám đốc Công ty TNHH Ô tô Đại Duy - cho hay số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp là số di động gồm 11 số. Nhiều khách hàng cũng như đối tác đã quen thuộc với số này. Còn số ĐTCĐ và thông tin chung về trụ sở của công ty cần ổn định lâu dài để tạo niềm tin với các đối tác ở tỉnh xa, thậm chí ở nước ngoài do công ty còn kết nối chở hàng với các nước lân cận. “Khi đổi đầu số mà đối tác chưa kịp cập nhật sẽ ảnh hưởng đến giao dịch, có thể gây tắc nghẽn hàng hóa, giảm doanh thu. Việc này không chỉ tốn kém mà còn mất rất nhiều thời gian của doanh nghiệp” - ông Thạc nói.
Theo một chuyên gia kinh tế, hiện cả nước có khoảng 500.000 doanh nghiệp, chưa kể các hộ kinh doanh cũng phải chịu thiệt hại không nhỏ từ việc thay đổi số điện thoại khi hàng loạt biển quảng cáo, quảng cáo trên xe, sản phẩm, tờ rơi, hợp đồng, thư mời… phải in, sản xuất lại. Vị chuyên gia này cho rằng việc quy hoạch đầu số điện thoại cần làm dài hơi, tránh thay đổi thường xuyên sẽ gây phiền toái, gián đoạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thiệt hại về kinh tế và phiền phức cho người dân.
Trước đó, năm 2008, khi VNPT bổ sung số “3” vào trước số thuê bao cố định đã khiến 10 triệu thuê bao ĐTCĐ bị ảnh hưởng. Thậm chí, nhiều siêu thị lớn bị sụt giảm kết nối từ phía khách hàng, có hãng taxi phải chi phí cả tỉ đồng để dán, sơn, cập nhật số điện thoại mới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.