Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Dân “Mắc cạn” ở hồ Thủy điện Bản Vẽ
(08:25:36 AM 02/06/2012)
Người dân xuống sông bắt cá làm thức ăn.
Lên rừng đào củ, xuống sông bắt cá
Chúng tôi phải cất hết đồ đạc, chỉ vận độc chiếc quần đùi vất vả đi bộ hơn 20km đường đầy bùn mới tới được vùng giáp ranh giữa Mai Sơn và Nhôn Mai (Tương Dương). Đó là quê cũ của hơn 500 hộ dân người Thái và người Khơ Mú đã chuyển về tái định cư ở xã Ngọc Lâm, huyện Thanh Chương.
Men theo vách núi Pù Lũng, chúng tôi xót xa khi chứng kiến hàng trăm người dân ở đây phải sống chui rúc trong những túp lều tạm. Không chính quyền quản lý, không trường học, không trạm y tế, không điện, không đất sản xuất. Hàng trăm hộ dân này sống nhờ rừng, họ phát được chừng nào, làm rẫy chừng đó.
Chúng tôi vào chiếc lều bằng nứa rách nát của vợ chồng chị Lương Thị An. Chị buồn bã tâm sự: "Sống ở khu tái định cư Ngọc Lâm thiếu đất sản xuất, chúng tôi suốt ngày ngồi nhìn trời không biết làm gì. Biết là về đây cũng rất khó khăn, nhưng cũng phải về để kiếm sống chứ ở dưới đó thì chết đói".
Trong chiếc lều của chị An, thứ tài sản duy nhất là bao gạo khoảng 20kg. Bao gạo đó chị mới về thị trấn Hoà Bình vay mới có được. Hiện nay cuộc sống của gia đình chị trông chờ vào cá lòng hồ và lúa ngô, trên rẫy. Mà những thứ đó đều nhờ cả vào... trời, nên đói ăn triền miên. 4 đứa con của chị, đứa đầu 16 tuổi, đứa út mới 7 tuổi, tất cả đều phải bỏ học giữa chừng theo bố mẹ trở về quê cũ mưu sinh. Suốt ngày chúng cởi trần ngụp lặn dưới sông bắt cá và lên rừng phát rẫy.
Từ bến thượng lưu dọc theo vùng ngập nước, nhiều hộ dân đã trở về dựng bè, dựng lều ở bản Kim Hồng, xã Kim Tiến xưa. Những “làng nổi” cứ mở ra, trên mặt nước mênh mông. Những túp lều được làm rất đơn sơ, dựng trên những bè nứa nổi lềnh bềnh trên mặt nước lòng hồ, cuộc sống của người dân mong manh, tạm bợ.
Anh Vi Văn Dung đem theo cả gia đình 4 đứa con sống chui rúc trên chiếc bè nứa bé tin hin để đánh cá trên sông, tâm sự: "Bám trụ vùng lòng hồ này nhiều nguy hiểm lắm. Mùa mưa thì sợ lũ quét, mùa nắng thì nóng như thiêu như đốt. Nhiều dịch bệnh như đau mắt, tiêu chảy, sốt virus đã phát sinh. Ở đây cuộc sống bà con rất vất vả chẳng khác gì bộ lạc thời nguyên thuỷ, nhưng vẫn còn hơn ở dưới khu tái định cư".
Anh Dung phân trần “cực chẳng đã người dân mới phải quay lại đây” và thẳng thắn: “Chính quyền có yêu cầu thì dân cũng vẫn phải quay về đây “vì chính quyền có giúp được chúng tôi đâu”.
Cuộc sống của hàng trăm người dân "không hộ khẩu" này chẳng khác gì thời nguyên thuỷ. Bây giờ họ chỉ quan tâm đến no hay đói mà thôi. Hàng chục học sinh không được đến trường, hàng ngày phải vào rừng hái măng, đào củ và xuống sông mò tôm, bắt cá mưu sinh. Ông Lương Văn Hữu nói: "Đói không học được mô. Cái quan trọng nhất bây giờ là phải có cái cho vào bụng để sống". Chúng tôi nghe mà cay mắt, xót xa vì giữa thời hiện đại này lại có hàng trăm người sống kiểu bộ lạc như vậy.
Bao giờ dân hết khổ?
Ông Vi Tân Hợi - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương cho biết: “Trong thời gian qua, huyện nỗ lực tuyên truyền thuyết phục bà con đến nơi ở mới, không sống trong lòng hồ nữa nhưng vì các khu tái định cư chưa đáp ứng được nguyện vọng của dân nên bà con vẫn quay lại. Về lý, như vậy là vi phạm công tác quản lý hành chính; nhưng xét về tình, việc họ rời bỏ quê hương đến vùng xa xôi trong điều kiện rất khó khăn, đất không đủ để canh tác, nhu cầu sinh hoạt không đảm bảo, chính quyền không thể phạt”.
Theo ông Hợi thì đến nay đã có gần 200 hộ với hơn 500 nhân khẩu đã rời các khu tái định cư Thủy điện Bản Vẽ (huyện Thanh Chương và Tương Dương) để về vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ sinh sống. Trong đó, 36 hộ đã bán nhà và không có ý định quay trở lại khu tái định cư. Dự báo sắp tới, số hộ bỏ về sẽ còn tăng lên khi mùa đốt nương làm rẫy đang đến.
"Thực tế các hộ dân còn cố thủ và số hộ dân đã di dời trở về lòng hồ là những hộ dân không còn hộ khẩu tại huyện Tương Dương, mọi quyền lợi đã thuộc về nơi ở mới. Thời gian qua, họ không được hỗ trợ lương thực, con em không có trường học chữ và thiệt thòi nhiều quyền lợi khác" - ông Hợi cho hay.
Rõ ràng, việc người dân tái định cư Thủy điện Bản Vẽ ồ ạt trở về đang tạo gánh nặng cho địa phương cả nơi đến và nơi đi. Giải quyết vấn đề này không đơn giản, cần sự vào cuộc đồng bộ, hiệu quả của các địa phương và Ban quản lý Dự án Thủy điện 2.
UBND tỉnh Nghệ An vừa yêu cầu huyện Thanh Chương phối hợp với Ban quản lý Dự án Thủy điện 2 khẩn trương triển khai công tác bàn giao đất sản xuất để đồng bào tái định cư nhanh chóng ổn định đời sống; giao huyện Tương Dương tuyên truyền, vận động và tăng cường công tác kiểm tra, quản lý không để cho người dân trở về sinh sống trong vùng lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.