Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đà Nẵng có "một điều rất kỳ quặc"
(19:51:17 PM 18/12/2013)Chuyện “kỳ quặc” ở Đà Nẵng
Thông tin quản lý và tình trạng phá rừng phòng hộ tại bán đảo Sơn Trà đã làm nóng phiên họp chất vấn kỳ họp HĐND khóa VIII, diễn ra tại Đà Nẵng, sáng 13/12.
“Việc cắt 5ha rừng phòng hộ quốc gia để lập dự án là chủ trương của ai và đơn vị nào đã chặt phá, đốt rừng ở Bán đảo Sơn Trà? Việc làm trên vi phạm quy định của pháp luật, đã được xử lý chưa và đến bao giờ thì xử lý dứt điểm?”, đại biểu Nguyễn Hoàng Sơn truy nóng trách nhiệm Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng - Trần Đình Quỳnh.
Trả lời câu hỏi này, ông Quỳnh cho biết, trên cơ sở đề nghị của Cty CP Du lịch và Thương mại Bamboo, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng đã chuyển cho Sở Xây dựng kiểm tra và đề xuất. Sở Xây dựng đã báo cáo.
Sau khi kiểm tra, Sở Xây dựng Đà Nẵng báo cáo và đề nghị UBND TP cho phép doanh nghiệp thuê 5ha trên đường lên bán đảo Sơn Trà. Sau khi có đề nghị, UBND TP Đà Nẵng đã có công văn đồng ý đề xuất của Sở Xây dựng và giao cho Sở Xây dựng chỉ đạo Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp với Cty Bamboo lập dự án trình UBND TP Đà Nẵng phê duyệt và triển khai các bước. Công văn cũng lưu ý Cty Bamboo không được chặt phá cây rừng.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện dự án chưa hoàn thành, Cty Bamboo đã vào rừng chặt, đốt ở phạm vi 0,46ha, ngoài ra ở một số diện tích còn lại, công ty còn chặt phát một số dây leo dưới tán rừng. Do vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm đã đình chỉ hành vi này và báo cáo UBND TP.
Sau đó UBND TP Đà Nẵng đã ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Cty Bamboo ở mức tối đa theo quy định là 50 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu công ty phải tiến hành thu dọn và có giải pháp trồng lại cây bản địa trên phạm vi đã chặt phá.
Tuy nhiên, ông Sơn chưa thỏa mãn với câu trả lời và đặt tiếp câu hỏi: “Trước tình hình biến đổi khí hậu và gió bão ngày càng khốc liệt, tại sao rừng phòng hộ của Đà Nẵng lại đem cắt đi bán? Ai cho bán? Thứ nữa là kiểm lâm ở đâu mà để người ta chặt phá rừng đặc dụng như thế? Và khi nào trồng lại?".
Trả lời tiếp câu hỏi, Giám đốc Sở NN-PTNT Đà Nẵng cho biết: “Đối với diện tích rừng tại bán đảo Sơn Trà, chúng ta quy hoạch trên 3.000ha rừng đặc dụng và trong phạm vi rừng đặc dụng chúng ta không có chủ trương bán mà có một vài dự án chuyển mục đích trồng rừng theo quy định của Chính phủ. Không có chuyện bán rừng đặc dụng...".
Chưa thỏa đáng với trả lời của Giám đốc Sở NN-PTNT, đại biểu Lê Văn Quang "truy" tiếp: “Qua trình bày của ông cho thấy việc quản lý quy hoạch thì thuộc Sở Xây dựng, nhưng với vai trò là người chủ quản lý rừng, thì việc cấp phép này ông có biết không?”.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ
Ông Trần Đình Quỳnh trả lời: “Khi nhận được văn bản của doanh nghiệp, văn phòng UBND TP đã chuyển trực tiếp cho Sở Xây dựng và rất lấy làm tiếc rằng trong đợt kiểm tra đấy, cơ quan chúng tôi không tham gia”.
Trước câu trả lời này, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ có ý kiến: “Được cơ quan nhà nước giao quản lý và bảo vệ rừng nhưng rồi cho thuê rừng thì Giám đốc Sở NN-PTNT không biết. Chỉ có ông Giám đốc Sở Xây dựng biết. Như thế chứng tỏ một điều rất kỳ quặc!".
Cả nước cũng "kỳ quặc"
Câu chuyện phá rừng trồng cao su được bàn đến suốt thời gian qua, nhất là khi bão lũ tràn về miền Trung khiến người nông dân trồng cao su đã trắng tay, dư luận thực sự e ngại, nhất là khi việc tự ý trồng cao su tại các tỉnh đang vượt xa so với quy hoạch.
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, ngày 19/11, Đại biểu Trương Văn Vở đã nêu ra: việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang trồng cây cao su là nỗi bức xúc trong nhân dân. Vì hiện nay, đã có trên 900.000 ha rừng tự nhiên được nhường đất cho cây cao su.
Hơn nữa, tình trạng phá rừng tự nhiện để trồng cây cao su trái luật vẫn tiếp tục xảy ra, diễn biến phức tạp tại các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc nhưng đến nay vẫn chậm được kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật.
Trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào nhằm xử lý kiên quyết theo quy định pháp luật và khắc phục có hiệu quả tình hình nêu trên?".
Trả lời câu hỏi của đại biểu, Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu rằng: Những năm trước có chủ trương cho sử dụng một số diện tích rừng nghèo kiệt (chỉ còn cây bụi hoặc cây ít giá trị) nhưng có điều kiện phù hợp để trồng cao su tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đã phát hiện có tình trạng lạm dụng sơ hở. Để xảy ra tình trạng này, trưởng ngành Nông nghiệp thừa nhận: “Có tình trạng không chặt chẽ này là do bộ đã thiếu kiểm tra sâu sát nên đã nhanh chóng kiến nghị Chính phủ chấn chỉnh”.
ĐB Trương Văn Vở vẫn chưa hài lòng phần trả lời này nên đã đăng ký đặt câu hỏi thêm. Theo đại biểu Vở, Bộ trưởng cần báo cáo rõ thêm để cử tri an tâm, nhất là dân vùng lũ. Đề nghị nói rõ hiện nay tình trạng đất rừng bị phá vượt quy hoạch được chấn chỉnh như thế nào và từ nay có chấm dứt hay không. Với quy hoạch đã vượt trách nhiệm thuộc về ai, thuộc Bộ Nông nghiệp hay địa phương hay bộ ngành liên quan khác?
Trả lời tiếp phần chất vấn, Bộ trưởng Cao Đức Phát thừa nhận: Theo Quyết định 750 của Chính phủ thì thì đúng là có tình trạng vượt quy hoạch. Tuy nhiên không hoàn toàn trồng trên đất rừng hay phá rừng mà có cả đất nông nghiệp.
Và ông Phát cũng thẳng thắn: "Để tình trạng cao su trồng vượt quy hoạch, trách nhiệm quản lý toàn ngành là Bộ trưởng, Tôi xin chịu trách nhiệm nhưng địa phương cũng phải liên đới".
Dù bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã nhận trách nhiệm, song đại biểu Trương Văn Vở cho rằng không thể cứ nhận một câu trách nhiệm là xong. Từ trước đến nay ngành nào cũng vậy, để xảy ra tình trạng quản lý yếu kém chỉ nói một câu nhận trách nhiệm trước Quốc hội và cử tri, song chưa có cơ chế quy trách nhiệm cá nhân nên câu chuyện cũng chỉ đến đó rồi bỏ lửng, như vậy cũng là kỳ quặc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.