Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đà Nẵng, Quảng Nam... khô cháy: Bộ TN&MT "bênh" thủy điện!
(15:03:32 PM 10/06/2014)Bộ TN&MT phải chịu hoàn toàn trách nhiệm
Ngày 10/6, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho biết, chuyện thủy điện tích nước mùa cạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp, đời sống, sinh hoạt của người dân vùng hạ du vẫn chưa được Bộ TN-MT giải quyết thỏa đáng.
Trước yêu cầu sửa đổi dự thảo vận hành nước mùa cạn trước đó của Bộ TNMT, ông Thắng cho biết những yêu cầu của Đà Nẵng chưa được Bộ TN-MT lắng nghe một cách cầu thị.
"Bộ TN-MT đã đặt lợi ích của thủy điện lên hàng đầu mà bỏ qua lợi ích của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hộ dân vùng hạ du", ông Thắng nói.
Thủy điện tích nước là nỗi khổ của vùng hạ du
Ông cũng cho biết, Sở đã tham mưu cho thành phố, phải có kiến nghị lần cuối tới Bộ TN-MT yêu cầu để Thủ tướng là người quyết định.
"Nếu Thủ tướng đồng ý với quyết định của Bộ TN-MT không sửa dự thảo theo đề nghị của Đà Nẵng, khi xảy ra thiệt hại ở khu vực hạ du, Bộ TN-MT phải hoàn toàn chịu trách nhiệm".
Trước đó, khi Bộ TN-MT công bố dự thảo Quy trình xả nước mùa cạn liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2, Đà Nẵng đã có công văn góp ý và cho biết sẽ kiện Bộ TN-MT nếu không sửa đổi.
Theo ông Thắng dự thảo khống chế mức xả nước trong mùa cạn tại thị trấn Ái Nghĩa (huyện Đại lộc, Quảng Nam) H = 2,53m để làm cơ sở cho vận hành.
Khi khống chế mực nước tại Ái Nghĩa bằng 2,53m, có nghĩa là gần như Thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không xả trả nước lại cho sông Vu Gia bất chấp hạ du thiếu nước.
“Đây cũng đồng nghĩa với việc bắt hạ du sông Vu Gia luôn luôn ở trong trạng thái thiếu nước, cạn kiệt nguồn nước làm ảnh hưởng đến khoảng 1,7 triệu dân vùng phía Bắc Quảng Nam và TP Đà Nẵng”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cũng cho biết, sông Vu Gia - Thu Bồn rất giàu nước, tới 10.000m3/người/năm. Đó là nơi được gọi là giàu tài nguyên nước so với thế giới, tự nhiên thủy điện đến và giờ lại áp dụng cái nguyên tắc kiểu như ban ơn, trong khi anh đang lấy nước của người ta đi để phát điện nơi khác. Rồi sau đó bố thí kiểu như sẽ không để cho người ta đến nỗi chết.
Trước đó, theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mà người chỉ đạo trực tiếp là Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nói rằng các đơn vị áp dụng nguyên tắc khi xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa là phải ưu tiên hạ du.
Trái với mùa cạn, vào mùa lũ thì cũng chính thủy điện lại bất ngờ xả lũ lên đầu dân khiến khu vực hạ du không kịp trở tay. Nói như ông Thắng: quy trình vận hành liên hồ chứa mùa lũ có thực hiện đúng thì người dân hạ du cũng “hứng đủ” lũ.
Mất tiền không có được nước
Đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán tác động đến vụ Hè Thu 2014, ông Thắng cho biết, hiện mực nước tại các hồ chứa đang rất thấp.
Vụ hè thu năm nay, huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) dự kiến gieo sạ 2.500 ha, có nguy cơ rơi vào tình trạng hạn hán, thiếu nước trầm trọng.
Một trong những nguyên nhân được ông Thắng giải thích là do lượng mưa năm nay ít, các thủy điện tích nước không trả nước về cho các vùng hạ du.
Trước tình hình này, Đà Nẵng đã chủ động chuẩn bị các phương án chống hạn, như nạo vét ao hồ, tăng cường máy bơm... rất tốn kém.
Tuy nhiên, điều ông lo ngại là "mất tiền mà không có được nước". Vì kể cả khi nạo vét được dòng chảy mà thủy điện không xả nước, nguồn nước cạn kiệt thì cũng không thể cứu được lúa cho nông dân.
Theo thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, từ tháng 12/2013 đến nay, lượng mưa tại Quảng Nam-Đà Nẵng thiếu hụt nhiều, có nơi chỉ đạt từ 60-70% so với trung bình nhiều năm.
Không chỉ vậy, hầu hết lượng nước trên các hồ đều giảm, dung tích trung bình chỉ đạt 20-70%. Có nhiều hồ nhỏ đã cạn kiệt sớm từ tháng 3/2014.
Đáng chú ý, vùng trung du và hạ lưu sông Vu Gia-Thu Bồn sẽ ở mức cạn kiệt nhất từ năm 1976 đến nay. Đây là "dòng sông mẹ" của cả khu vực Quảng Đà nên tình trạng cạn kiệt báo động của hệ thống Vu Gia-Thu Bồn sẽ tác động mạnh mẽ đến cuộc sống và sản xuất, kinh doanh của toàn bộ 2,5 triệu dân của hai địa phương trên.
Mực nước của hầu hết 73 hồ chứa ở Quảng Nam bị giảm mạnh đe dọa 11.000 ha lúa và hoa màu bị khô hạn nặng.
Toàn huyện Tiên Phước (Quảng Nam) có 2.400 ha đất lúa. Nhưng vụ Hè Thu này chỉ đưa vào kế hoạch sản xuất 1.800 ha, 600 ha phải bỏ hoang do không chủ động nguồn nước tưới. Tuy nhiên, vẫn còn 300 ha/1.800 ha lúa đưa vào sản xuất có thể bị thiếu nước tưới nghiêm trọng.
Ông Lê Trí Hiệu, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, dù địa phương nỗ lực thực hiện mọi phương án nhưng cũng phải chấp nhận không thể cứu các diện tích thiếu nước tưới. Bởi vì 8 hồ chứa và 120 đập dâng trên toàn huyện đã tụt gần đến mực nước chết.
Trong khi đó, ở huyện Quế Sơn cũng đang ở trong tình trạng tương tự. Hiện mực nước của tất cả 8 hồ chứa và hàng chục đập dâng trên địa bàn huyện đều bị tụt sâu từ 0,5-3m. Vụ Hè Thu 2014 Quế Sơn xuống giống 3.200 ha lúa, giảm 620 ha so với Đông Xuân 2013-2014. Theo tính toán, địa phương này chắc chắn có 500 ha lúa bị khô hạn nặng.
Đại diện chính quyền Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam nói: Chưa bao giờ các hồ chứa của Quảng Nam đang khó khăn nguồn nước như hiện nay.
Ông Quang chua chát nói: "15.000 ha lúa và 10.000 ha hoa màu vụ Hè Thu sắp tới của nông dân dọc sông Vu Gia - Thu Bồn đang trông cậy vào nguồn nước xả của thủy điện. Chứ mấy thủy điện tích nước không xả kiểu này trước sau gì các dòng sông sẽ như "kiến bò qua sông" (trơ đáy sông - PV).
Đề nghị thủy điện nên làm nông nghiệp, nên quan tâm đến lịch trình của nông nghiệp. Tôi xin gửi gắm 15.000 ha lúa và 10.000 ha hoa màu của nông dân vào các thủy điện. Còn nước uống cho người dân kể cả nước uống cho trâu, bò ở phía cánh Bắc Quảng Nam cũng hưởng xái vào nguồn nước của Đà Nẵng từ thủy điện xả xuống. Có khi tôi còn cầu nước cho đồng ruộng theo kiểu tâm linh nữa...".
Trong khi đó, toàn huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi có 252ha lúa đông xuân bị mất trắng hoàn toàn do khô hạn. Nhiều hộ dân ở xã Bình Phú còn phải cắt lúa về cho bò ăn và chấp nhận lỗ mất từ 700.000 – 900.000 đồng/sào.
Tình trạng thiếu hụt nước tưới, nhiễm mặn vùng hạ du các con sông chính tại Quảng Nam cũng đã xuất hiện. Tại hồ chứa nước Thạch Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) mực nước chết đã xuống mức 17m, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 1,5m và thấp hơn mực nước chết của năm 2002.
Với mực nước này, hồ Thạch Bàn sẽ thiếu tương ứng 1,6 triệu m3 nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.