Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Đà Lạt tìm cách thoát lũ
(14:24:33 PM 04/06/2015)
Người dân ngang nhiên vứt rác thải nông nghiệp xuống suối Cam Ly - Ảnh: Mai Vinh
Hai trận lũ xảy ra liên tiếp trong hai ngày 31-5 và 1-6 đã đặt TP Đà Lạt vào thế phải nhìn lại toàn bộ hoạt động sản xuất và quy hoạch để thoát những trận lũ tương tự trong tương lai.
Theo ông Phan Công Ngôn - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Lâm Đồng, chuyện lũ nhấn chìm nhà dân tại Đà Lạt không chỉ là chuyện của mưa to nước ngập.
* Thưa ông, Đà Lạt ngập lụt, chuyện gì đang xảy ra?
- Căn cơ nằm ở nhiều khâu thuộc về điều hành đô thị. Các trận lũ vừa qua đều xuất hiện ở hai đoạn của suối Cam Ly: đoạn chảy qua vùng nông nghiệp có nhiều nhà kính và đoạn chảy qua khu dân cư. Lũ xảy ra một phần do mưa trên diện rộng, rất nhiều con suối lớn nhỏ khắp thành phố đổ vào suối Cam Ly khiến nước suối dâng đột ngột, tạo lũ. Nhưng đây chưa phải là toàn bộ nguyên nhân tạo lũ trên lưu vực suối Cam Ly.
Ở hạ nguồn suối Cam Ly, đoạn gần khu Nam Thiên nơi vừa xảy ra trận lũ, khu du lịch thác Cam Ly làm bộ bờ đập cao su để làm hồ lắng chắn rác thải nhằm bảo vệ thác. Bờ đập này khiến khả năng thoát nước ở đoạn cuối của suối Cam Ly bị giảm rất nhiều.
Trong trận mưa chiều 1-6, nước chảy không kịp khiến lũ dâng. Còn ở đoạn suối Cam Ly chảy qua vùng nông nghiệp có thể thấy các đường ống cống chưa phù hợp với lượng nước đổ về suối trong những thời điểm mưa ào ạt, ống cống quá nhỏ. Do bị nắn dòng nên tốc độ dòng chảy mỗi khi qua các ống cống tăng mạnh nhưng lưu lượng thì giảm xuống khiến nước tràn bờ với mức độ gây thiệt hại tương đối lớn.
* Đó là yếu tố kỹ thuật. Còn hàng chục nghìn dân sống dọc suối Cam Ly tác động như thế nào đến việc xuất hiện những trận lũ?
- Sản xuất nông nghiệp và dân cư sống hai bên bờ suối Cam Ly cũng là tác nhân khiến lũ xảy ra. Yếu tố con người không thể không nhắc đến. Ra suối mà xem, rác thải nông nghiệp tràn ngập, nào rau, nào củ, nào chai lọ. Đủ cả.
Suối nào mà không bồi lấp với tốc độ xả rác của hàng chục khu dân cư và nông nghiệp sống hai bên suối? Để vớt rác, TP Đà Lạt thành lập cả một bộ phận chuyên nghiệp chỉ mỗi việc đi thu gom rồi xử lý rác thải từ các con suối đổ về trung tâm TP. Hậu quả của rác thải nông nghiệp và từ các khu dân cư là lòng suối càng lúc càng cạn. Cứ hai năm nạo vét một lần nhưng cũng không xuể.
Đổ rác chưa đủ, dân còn lấn suối Cam Ly để canh tác làm lòng suối càng lúc càng hẹp. Chưa có đo đạc cụ thể nhưng khảo sát thì thấy rõ như vậy. Chỗ nào lòng suối được kiên cố bằng bêtông thì còn đỡ, những chỗ để bờ đất tự nhiên thì mỗi năm mỗi thu nhỏ. Suối ngày xưa rộng thênh thang, mưa cỡ nào cũng thoát nổi, giờ bị hẹp lại nên dễ có lũ.
Các hồ Xuân Hương, Than Thở, Mê Linh, Chiến Thắng nơi suối Cam Ly chảy qua cũng chung số phận với suối. Nhiều hoạt động từ sinh hoạt của người dân, sản xuất nông nghiệp, khai thác khoáng sản làm các hồ bị bồi lắng, chức năng điều tiết nước không đảm bảo.
TP Đà Lạt phải tổ chức một điểm thu gom rác trên suối Cam Ly, đoạn sắp đổ vào hồ Xuân Hương - Ảnh: Mai Vinh
* Có chuyên gia cho rằng đất nông nghiệp bị phủ nhà kính tại Đà Lạt với tỉ lệ 1/13 như hiện nay là quá lớn. Nguyên nhân này cùng với những nguyên nhân khác khiến lũ trở nên dễ xảy ra?
- Chuyện này có thể thấy rất rõ khi đi qua các vùng nông nghiệp Đà Lạt. Nhà kính phủ khắp nơi khiến đất nông nghiệp không khác gì đô thị. Mưa có thấm vô đất giọt nào đâu? Có bao nhiêu nước dồn hết ra suối lớn suối nhỏ rồi đổ ra suối Cam Ly. Nên nhớ, đất là bể điều tiết nước tự nhiên tốt nhất.
Theo tôi, phải giảm áp lực nước cho suối Cam Ly. Không chỉ là giải pháp kỹ thuật như nạo vét, xây dựng hoàn chỉnh cống trên toàn con suối mà cần có những giải pháp khác liên quan đến quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quy hoạch đô thị và thói quen của người dân sống hai bên suối. Nếu không thực hiện đồng bộ thì có cải tạo suối Cam Ly cũng không thể nào gánh nổi lượng nước từ khắp nơi đổ về đây.
Quy hoạch nhà kính: đã bàn với chuyên gia Pháp
Ông Nguyễn Hữu Tâm, giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng, cho rằng trong nhiều nguyên nhân dẫn đến những trận lũ vừa qua thì có hai nguyên nhân chính dẫn đến hệ số thấm của đất suy giảm: bêtông hóa đô thị và tăng diện tích nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
Ông Tâm cho biết vấn đề nhà kính đã được bàn kỹ với các chuyên gia quy hoạch người Pháp khi triển khai đề án quy hoạch Đà Lạt mở rộng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại các phiên thảo luận, vấn đề làm sao giãn được lượng nhà kính có mặt ở nội ô Đà Lạt đã được đưa ra và tham khảo các chuyên gia. Chuyện này tỉnh Lâm Đồng ưu tiên thực hiện để làm sao giảm được lượng nhà kính không cần thiết và phát triển nông nghiệp xanh với những giống cây trồng thích ứng biến đổi khí hậu.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.