»

Chủ nhật, 19/01/2025, 20:56:06 PM (GMT+7)

Cường độ bão Haiyan đã suy yếu

(22:26:24 PM 10/11/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo ông Bùi Minh Tăng - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, cường độ của cơn bão Haiyan đã suy yếu nhiều so với các dự báo trước đó. Tuy nhiên, tại các vùng đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh ven biển và vùng núi, trung du Bắc bộ vẫn phải đề phòng mưa lớn, gây sạt lở.

Bão Haiyan sẽ đổ bộ vào bờ trong đêm nay. (Ảnh: TTXVN)

 

* Đường đi của cơn bão Haiyan thay đổi rất phức tạp. Ông nhận định như thế nào về cơn bão trong những ngày tới?

 

Đây là cơn bão có diễn biến phức tạp khiến dự báo không chỉ của Việt Nam mà của các quốc gia khác cũng chưa thể lường hết được. Ví dụ, những ngày đầu, Mỹ dự báo bão sẽ vào Quảng Bình, ra Huế rồi mới đến Bắc Trung bộ. Bắc Kinh cũng dự báo bão sẽ áp sát bờ biển Bắc Trung bộ rồi đổ bộ vào Trung Quốc… Tuy nhiên, theo Trung tâm Khí tượng thủy văn vào thời điểm cuối giờ chiều ngày 10/11, cường độ cơn bão đã yếu đi khá nhiều. Hiện thời, bão đã giảm xuống cấp 12 và đầu cấp 13. Giữa chiều ngày 10/11, bão di chuyển vào giữa vịnh Bắc bộ. Vị trí tâm bão cách bờ biển Bắc Trung bộ 200km về phía đông và cách bờ biển các tỉnh phía đông của Bắc bộ khoảng 200 - 250km. Trọng tâm đổ bộ của bão là Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với quỹ đạo của bão như vậy, khi cập bờ, bão mạnh cấp 10 và có sức gió giật cấp 11, đầu cấp 12, thậm chí giật cấp 13.

 

* Ông có thể nói cụ thể hơn về ảnh hưởng của bão khi đổ bộ vào bờ?

 

Chúng tôi nhận định toàn Bắc Trung bộ đã an toàn về gió. Đối với Bắc bộ, các tỉnh ven biển từ Ninh Bình - Quảng Ninh sẽ có gió mạnh từ cấp 6, cấp 7 trở lên. Vùng Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh có gió mạnh cấp 9, cấp 10 và giật cấp 12, 13. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão nên tại Bắc Trung bộ có mưa vào khoảng trên dưới 100mm, có một vài điểm khoảng 200mm. Đây là lượng mưa không quá lớn. Tại Hà Nội, nguy cơ gây ngập úng không đến mức nghiêm trọng và khó có khả năng gây rối loạn giao thông. Tuy nhiên, các vùng đồng bằng Bắc bộ, các tỉnh ven biển và vùng núi, trung du Bắc bộ vẫn phải đề phòng mưa lớn, gây sạt lở bởi có những nơi lượng mưa lên tới 200 – 300mm. Mưa lớn dự kiến sẽ kéo dài tới hết ngày hôm nay, 11/11. Khả năng bão sau khi vào giữa Thái Bình và Hải Phòng sẽ luồn sang Quảng Ninh, vào Bắc Giang rồi sang Trung Quốc.

 

* Nhiều người cho rằng, sự phức tạp của các cơn bão là chịu ảnh hưởng của tình trạng biến đổi khí hậu?

 

Không phải hiện tượng nào chúng ta cũng có thể đổ cho biến đổi khí hậu. Tôi không phản đối nhưng để minh chứng thì không dễ dàng. Các hiện tượng thiên nhiên biến đổi liên tục, trong khi đó kiến thức của loài người thì chưa thể lý giải hết được. Bão Haiyan không phải là cơn bão phức tạp mà chúng ta đã từng đối mặt. Hồi tháng 10 năm 2012, cơn bão Sơn Tinh cũng tương tự như cơn bão này. Chỉ trong một buổi chiều, bão Sơn Tinh đã nhảy từ cấp 12 lên cấp 14 và không mô hình đài nào, kể cả Mỹ và Nhật Bản có thể dự báo chính xác vào thời điểm đó.

HUYỀN ANH (báo PNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cường độ bão Haiyan đã suy yếu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI