»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:15:11 PM (GMT+7)

“Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường chưa tạo được bước đột phá”

(12:04:26 PM 02/03/2019)
(Tin Môi Trường) - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng, kết quả công tác thanh tra của ngành này chưa góp nhiều hiệu quả vào việc giải quyết các bức xúc, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, để đảm bảo được tinh thần thượng tôn pháp luật. Nhiều vụ việc chỉ được triển khai khi các vi phạm đã được các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện, đăng tin hoặc do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.

Công[-]tác[-]thanh[-]tra,[-]kiểm[-]tra[-]về[-]tài[-]nguyên[-]và[-]môi[-]trường[-]chưa[-]tạo[-]được[-]bước[-]đột[-]phá”

Ông Lê Quốc Trung- Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (Ảnh: K.Trung).

 
Tại hội nghị tập huấn nghiệp vụ và triển khai công tác thanh tra, kiểm tra ngành tài nguyên và môi trường năm 2019 vừa diễn ra tại Quảng Ninh, ông Lê Quốc Trung - Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm 2018 số cuộc thanh tra kết hợp nhiều lĩnh vực đã tăng 28% so với năm 2017. Trong đó, nổi bật là việc triển khai hiệu quả các cuộc thanh tra kết hợp nhiều lĩnh vực của một số địa phương như Bình Dương, Nghệ An, Quảng Bình…
 
Năm 2018, toàn ngành đã thực hiện 530 cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất; trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất với tỷ lệ 38% so với tổng số các cuộc thanh tra, kiểm tra đã thực hiện.
 
Một số cuộc thanh tra đã kịp thời xử lý các sai phạm trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường mà xã hội quan tâm và tạo được sự đánh giá cao của xã hội như: Kiểm tra, xử lý các dự án sử dụng đất thực hiện chậm tiến độ; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các nhà máy tại Khu kinh tế Dung Quất và các dự án đang hoạt động tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân; kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các cảng biển; kiểm tra, xử lý các vụ việc về ô nhiễm, sự cố môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn cả nước; kiểm tra hoạt động khai thác Titan; kiểm tra các dự án san lấp biển, ảnh hưởng đến cảnh quan Vịnh Nha Trang..
 
Theo ông Trung, năm 2019 cơ quan này sẽ tập trung thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án có quy mô sử dụng đất lớn, các tổ chức sử dụng đất có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường.
 
Đối với lĩnh vực đất đai, tiếp tục triển khai Đề án “Tăng cường xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đến năm 2020” với nội dung cụ thể là thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế; triển khai thanh tra về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, nhất là đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; việc giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ tái định cư để thực hiện các dự án.
 
Đối với lĩnh vực môi trường, tập trung thực hiện thanh tra đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao của một số ngành nghề như khu công nghiệp, hóa chất, phân bón, y tế, luyện kim, dệt nhuộm, xử lý chất thải nguy hại.
 
Ngoài ra sẽ thiện thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nước ngầm và nước mặt….
 
Công[-]tác[-]thanh[-]tra,[-]kiểm[-]tra[-]về[-]tài[-]nguyên[-]và[-]môi[-]trường[-]chưa[-]tạo[-]được[-]bước[-]đột[-]phá”
Bộ trưởng Trần Hồng Hà chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: K.Trung).
 
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác thanh tra, kiểm tra năm 2018. Tuy nhiên ông cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế, tồn tại đối với công tác này trong thời gian qua, trong đó có một số hạn chế, tồn tại nhiều năm qua chưa được khắc phục.
 
Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường chưa tạo được bước đột phá. Nhiều vụ việc chỉ được triển khai khi các vi phạm đã được các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện và đăng tin hoặc do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo.
 
“Do đó, kết quả công tác thanh tra chưa góp nhiều hiệu quả vào việc giải quyết các bức xúc, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, để đảm bảo được tinh thần thượng tôn pháp luật. Việc phát hiện những kẽ hở, bất cập của cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện, chưa tạo được sự tin tưởng tuyệt đối của các tầng lớp nhân dân”- ông Hà đánh giá.
 
Bộ trưởng Trần Hồng Hà đặc biệt nhấn mạnh, đội ngũ cán bộ thanh tra ngành tài nguyên môi trường cần phải thể hiện được sự trình độ chuyên môn, liêm khiết, công minh khi thực hiện nhiệm vụ được giao, để tạo được niềm tin cho nhân dân.
 
Vì vậy cần có sự phối hợp tốt trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra hàng năm, thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp giữa Bộ, ngành và địa phương trong lĩnh vực tài nguyên môi trường.
 
“Tôi đề nghị thủ trưởng các đơn vị, Giám đốc các Sở Tài nguyên và Môi trường cần coi công tác thanh tra, kiểm tra là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Các cán bộ, công chức làm công tác thanh tra cần hiểu biết pháp luật, có bản lĩnh, liêm chính, khách quan và công tâm. Tôi mong rằng tinh thần liêm chính, hành động, gần dân của Chính phủ sẽ được toàn Ngành thực thi một cách nghiêm túc trong công tác thanh tra, kiểm tra”-ông nói.
Thế Kha/báo Dân Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường chưa tạo được bước đột phá”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI