»

Chủ nhật, 19/01/2025, 23:09:40 PM (GMT+7)

Công khai danh tính quan chức không chịu trả nhà

(14:23:03 PM 24/03/2014)
(Tin Môi Trường) - "Công khai danh tính trên báo chí hoặc thậm chí có thể sử dụng đến biện pháp cuối cùng là cưỡng chế", TS Lê Đăng Doanh nói.


 Ông Lê Đăng Doanh.

 

- Thời gian gần đây, đã có nhiều bài viết về tình trạng các quan chức đương nhiệm dùng nhà công vụ được phân giao cho người khác sử dụng hoặc quan chức đã về hưu nhưng vẫn không chịu trả lại nhà. Ông đánh giá thế nào về việc này?

 
- Việc những quan chức, kể cả đương nhiệm hay đã về hưu, được phân sử dụng nhà công vụ nhưng lại không sử dụng mà chuyển cho con cái, họ hàng, thậm chí đem cho thuê... là có vi phạm về việc sử dụng không đúng mục đích của nhà công vụ. Điều này có thể diễn ra do các quy định hiện hành của pháp luật chưa được chặt chẽ. 
 
Nên có quy chế nêu rõ chỉ được sử dụng nhà công vụ cho những người được phân công theo chức vụ. Nhà công vụ thường là những khu nhà riêng biệt, được xây dựng chất lượng tốt hơn. Việc thiếu quy định chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng người đương chức thừa nhà, đem nhà cho con cái, cho người khác sử dụng trong khi những người khác lại không được sử dụng.
 
Nhưng điều đáng nói nữa là vẫn có không ít quan chức đã nghỉ hưu nhưng vẫn sử dụng, chưa bàn giao lại các căn nhà công vụ đã được phân trước đó.
 
Nhiều trường hợp quan chức có vi phạm trong sử dụng nhà công vụ. Cái sai này là rõ ràng. Anh đã nghỉ hưu đương nhiên phải bàn giao lại nhà công vụ. Nếu anh lại tiếp tục cho con cháu đến ở, cái sai này còn nặng gấp đôi. Điều này cũng cần quy định tường minh trong quy chế sử dụng nhà công vụ. 
 
Hy vọng những quan chức đã nghỉ hưu nhưng vẫn giữ lại nhà công vụ để sử dụng cho cá nhân hoặc cho con cháu ở, hãy gương mẫu thực hiện việc trả lại nhà công vụ cho Nhà nước để phân cho người khác sử dụng. Dứt khoát phải bàn giao lại, không được để cho con cháu tiếp tục ở như hiện nay.
 
Thói quen sử dụng nhà công vụ, được nhiều quan chức cho rằng, đây là “tiêu chuẩn” của tôi. Quan điểm suy nghĩ này là tàn dư của thời bao cấp. Họ nghĩ, Nhà nước giao cho tôi thì tôi có quyền sử dụng. Tôi cho rằng, những người xây dựng các quy định về nhà công vụ cần lưu ý ở điểm này. Nếu trong quy chế hiện nay chưa có thì cần sửa đổi, bổ sung.

- Phóng viên đã có cuộc trao đổi với một số cựu Thứ trưởng của các Bộ: NN&PTNT, Tài nguyên – Môi trường và các cựu quan chức này khẳng định: “Trả lại nhà thì không biết ở đâu”. Ông đánh giá thế nào về các ý kiến này?
 
- Đây là do sơ hở trong quy định trước đây. Họ trả lời như vậy khó chấp nhận được. Bảo trả nhà thì không biết ở đâu. Vậy trước kia anh ở đâu? Trước khi được phân nhà công vụ, chả nhẽ anh ở ngoài đường sao? Không nên suy nghĩ như vậy.

- Phải chăng do một số quan chức đang được các chế độ như: có lái xe, người giúp việc, được ở nhà công vụ nên họ đã quen và có cách suy nghĩ như vậy?
 
- Thực tế đã có nhiều trường hợp lãnh đạo rất cao đã trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác. Như nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trả lại căn nhà ở 72 Phan Đình Phùng sau khi kết thúc nhiệm kỳ. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải cũng trả lại nhà. Căn nhà này hiện đã được phân cho người khác ở. Các lãnh đạo cấp cao đã chấp hành như vậy, tại sao một số quan chức khác lại suy nghĩ và không chấp hành quy định. Theo tôi, đây là điều rất không nên.
 
Trước tình hình hiện nay, cơ quan chức năng nên đưa ra lời nhắc nhở đồng thời có một thời hạn nhất định cho các quan chức đang đương nhiệm cũng như đã về hưu chấn chỉnh lại việc sử dụng nhà công vụ. Với những người đã nghỉ hưu, đưa ra thời gian cụ thể của việc thu hồi nhà, có thể là trong khoảng thời gian 3 – 5 tháng, để họ có sự chuẩn bị. Lập luận như trên là cách suy nghĩ không phải. Các cơ quan quản lý, pháp luật phải thực thi quy định một cách nghiêm minh, nghiêm chỉnh. Ở các nước không thể có chuyện như vậy.

- Thời ông còn công tác, ông cũng như nhiều cán bộ khác có được hưởng tiêu chuẩn nhà công vụ và việc thu hồi nhà này được thực hiện thế nào?
 
- Thời tôi còn công tác, chúng tôi có tiêu chuẩn về nhà công vụ. Nhưng như tôi thì không được ở nhà công vụ. Tôi chỉ được phân một căn hộ ở nhà chung cư. Sau đó, khu nhà này được hóa giá và ai có điều kiện thì mua. Tôi đã trả tiền và mua lại căn hộ này. Giờ căn hộ đã có sổ đỏ và là tài sản của tôi.

- Một số quan chức Bộ Xây dựng khi được hỏi, đều cho rằng, họ cảm thấy tế nhị và ngại đụng chạm do hầu hết các cán bộ được phân nhà công vụ đều có hàm từ Thứ trưởng trở lên ở các bộ ngành. Để việc thượng tôn pháp luật được nghiêm chỉnh chấp hành, theo ông cần làm gì?
 
- Các quan chức được phân công quản lý tài sản nhà nước mà cảm thấy e ngại thì cần xem lại. Chính họ mới là người cần gương mẫu đầu tiên trong việc nhắc nhở các quan chức thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
 
Việc yêu cầu quan chức trả lại nhà công vụ sau khi kết thúc nhiệm kỳ công tác nên thực hiện ngay. Nhưng cũng cần có thông báo nhắc nhở trước và có thời gian để họ chuẩn bị để bàn giao nhà. Sau đó cũng cần có chế tài với những quan chức không chịu bàn giao lại nhà. Những người cố tình chây ỳ, ban quản lý cần có báo cáo các cơ quan có liên quan đồng thời nếu cần thiết, có thể công khai danh tính các quan chức không chịu trả lại nhà để người dân và mọi người cùng biết.
 
Thậm chí, sau 6 tháng hay 1 năm, nếu quan chức không trả nhà dù đã được thông báo, có thể dùng các lực lượng cưỡng chế để thu hồi nhà.

-Cảm ơn ông.
 
(Theo Tiền Phong)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công khai danh tính quan chức không chịu trả nhà

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI