»

Chủ nhật, 19/01/2025, 20:41:50 PM (GMT+7)

Công giữ rừng cả năm không mua nổi... cái bánh mì

(07:55:09 AM 19/08/2014)
(Tin Môi Trường) - Thực trạng “kẻ 8 lạng, người không được nửa lạng” đang là bất cập lớn trong thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Sơn La hiện nay, dẫn tới thiệt thòi cho các chủ rừng. Ông Lê Mạnh Thắng- Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Sơn La cho biết như vậy.

Thu được đến đâu chi đến đó

Sơn La có tới hơn 934.000ha đất quy hoạch cho lâm nghiệp. Diện tích rừng khổng lồ ấy đã được tỉnh giao khoán cho 64.000 chủ rừng: Hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng, bản, xã, doanh nghiệp... trông nom, chăm sóc, bảo vệ. Cũng nhờ diện tích rừng khổng lồ ấy mà trên địa bàn cũng đã có “mọc” lên hàng chục thủy điện, nhà máy nước lớn nhỏ ngày đêm “đãi nước ra tiền” bằng việc kinh doanh điện năng, cung cấp nguồn nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân.

Sau 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), đời sống của người dân nhiều vùng rừng ở Sơn La như ở Mường Giàng, Mường Chiên (huyện Quỳnh Nhai) nhiều thay đổi. Ông Lò Văn Thanh - dân bản Bom Bẻ, xã Mường Giàng cho biết: Năm nay Nhà nước cấp tiền bảo vệ rừng khá sớm, định mức lại cao hơn mọi năm, được tới 300.000 đồng/ha/năm nên người dân vui lắm. Tiền nào của chủ hộ thì dân được trực tiếp tiêu. Khoản tiền nào của cộng đồng, của bản thì góp vào quỹ chung để chi cho ban quản lý rừng, làm việc công ích như mua sắm những vật dụng chung của bản, tu sửa đường làng ngõ xóm...

Nhưng khi chứng kiến cuộc sống nghèo khổ của những chủ rừng ở bản Cướn, xã Chiềng Bằng, cùng huyện Quỳnh Nhai, tôi lại thấy chạnh lòng. Họ phấn khởi khi được lĩnh mấy trăm ngàn đồng; hộ có diện tích rừng ít thì chỉ có mấy chục ngàn đồng tiền công bảo vệ rừng trong một năm, nhưng họ đâu biết rằng trong số tiền ấy có phần đóng góp của chính họ.




Dù cuộc sống rất nghèo khó nhưng người dân bản Tà Ẻn, xã Phiêng Khoài (Yên Châu, Sơn La) vẫn giữ rừng tốt.


Theo ông Lê Mạnh Thắng, mỗi một kWh điện sử dụng hàng tháng, người dân phải góp vào đấy 20 đồng, mỗi khối nước sinh hoạt là 40 đồng; còn các doanh nghiệp điện, nước sinh hoạt chỉ là người thu và nộp giúp người dân. Họ chỉ thu tiền giúp chủ rừng qua việc bán điện, nước thương phẩm. Mặc dù việc thu giúp ấy dứt điểm hàng tháng, chẳng ai có thể chịu được của họ một xu. Nhưng khi trích trả lại cho Quỹ DVMTR nguồn tiền này thì họ làm rất chậm, thậm chí là nợ đọng lâu dài…

Chi trả 4.000 đồng/ha

Ông Lê Mạnh Thắng nói: "Chúng tôi đang bị họ nợ đọng hàng chục tỷ đồng, đòi mãi không trả nên đành thu được đến đâu thì chia ra chi trả cho dân đến đó. Vì thế không thể ấn định mức chi trả hàng năm bởi phụ thuộc nhiều vào sự sòng phẳng của doanh nghiệp”.

 
Đó là chuyện có thật của hàng ngàn chủ rừng ở các huyện Sông Mã, Sốp Cộp. Với diện tích rừng ở đây, mức chi trả DVMTR chỉ vẻn vẹn có 4.000 đồng/ha- không mua nổi 1 cái bánh mì. “Mà nhiều hộ cũng có đủ nổi 1ha rừng đâu, có khi chỉ có mấy ngàn m2, tính ra cả năm bảo vệ rừng chỉ được có hơn 1.000 đồng. Đi lĩnh thì mất công, không đi lĩnh thì thiệt dù chỉ là cái kẹo mút” – ông Lường Văn Năm, dân bản Hải Sơn, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, bức xúc tâm sự.


Trao đổi về việc này, ông Lê Mạnh Thắng thừa nhận, chuyện ấy là có thật bởi mức bình quân chi trả của huyện Sông Mã chỉ đạt có 4.000 đồng/ha/năm.

Ít như vậy là vì địa bàn này không có thủy điện lớn, nhà máy nước lớn nên tỷ lệ phí thu được chỉ có như vậy. Thậm chí có địa bàn còn không được hưởng mức phí này vì không có nguồn thu dù việc bảo vệ rừng vẫn phải thực hiện cho tốt.

“Chúng tôi đang kiến nghị với Chính phủ để có những cơ chế hợp lý hơn như việc cho phép chi trả mức phí dịch vụ bình quân trong cả tỉnh như nhau, nhưng lại sợ các doanh nghiệp không nghe (vì đấy là vùng rừng phòng hộ của họ); đồng thời Chính phủ có cơ chế cứng rằn hơn đối với việc chậm chi trả số tiền phí môi trường rừng mà các doanh nghiệp đang nợ đọng. Nhưng tất cả vẫn mới chỉ là kiến nghị mà thôi, còn phải chờ xem đã” – ông Thắng cho biết.

Kiều Thiện
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Công giữ rừng cả năm không mua nổi... cái bánh mì

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI