Trao đổi - Phản biện » Xã hội
"Con đường sáng" của người khiếm thị
(08:20:06 AM 26/02/2014)( Ảnh minh họa )
Chúng tôi đến thăm lớp học dành cho người khiếm thị vào một sáng đầu xuân. Thoạt nhìn lớp học này, ai cũng nghĩ đây là lớp học bình thường. Nhưng quan sát kỹ những bàn tay lần trên những con chữ nổi, nghe tiếng gõ lạch cạch trên bàn gỗ mới thấy nét đặc biệt của lớp học này. Điểm đặc biệt nữa ở lớp học này là không phân biệt tuổi tác giữa các học viên. Khi vào trung tâm, các học viên sẽ trải qua các khóa học ở lớp học tiền hòa nhập. Những lớp học này sẽ giúp họ khắc phục khiếm khuyết của đôi mắt để có thể tự ăn uống, vệ sinh, định hướng di chuyển, học chữ Braille, tiếp thu thông tin bên ngoài thông qua việc đọc sách báo, giao lưu với bạn bè, xóa đi mặc cảm, tự ti. Sau khi tham gia lớp học tiền hòa nhập, các học sinh khiếm thị có thể theo học tại các trường như các bạn sáng mắt.
Cô Lê Thanh Sáng, Chủ nhiệm lớp học tiền hòa nhập chia sẻ: Ở đây, mỗi học viên một cá tính, một hoàn cảnh khác nhau nhưng họ có điểm chung là chấp nhận số phận, lạc quan và không ngừng nỗ lực học tập để trở thành những người có ích cho xã hội.
Để giúp học viên vượt qua mặc cảm, tự ti, các thầy cô ở đây đã tận tâm, động viên khơi dậy ước mơ , mở cánh cửa tri thức với những số phận thiệt thòi. Sự khó khăn và vất vả của những người thầy khó có thể diễn tả hết thành lời bởi ngoài việc dạy chữ, các thầy cô còn làm cả công việc của người mẹ, chăm lo từ bữa ăn, giấc ngủ cho học viên. Cô Sáng chia sẻ: Học viên khi mới đến lớp còn rất nhiều bỡ ngỡ, một số em do chưa được tiếp xúc nhiều với bên ngoài cùng với khiếm khuyết về mắt nên việc dạy dỗ khá vất vả bởi các học viên này hình dung được mọi thứ không được chính xác từ quy luật trái, phải đến định hình đồ vật, do đó chúng tôi phải chỉ bảo từng chi tiết nhỏ.
Điển hình là trường hợp em Đặng Thị Thanh Thư, 7 tuổi, bị mù bẩm sinh. Bao nhiêu năm Thư chỉ biết làm bạn với mấy bức tường. Được vào học ở trung tâm, cuộc đời Thư bước sang một trang mới. Ở đây, Thư được học chữ, được vui chơi cùng bạn bè và được các thầy cô ân cần chăm sóc.
Hiện nay, Trung tâm giáo dục và dạy nghề Hội Người mù tỉnh Vĩnh Phúc có 50 học viên ở nhiều lứa tuổi. Giám đốc Trung tâm giáo dục và dạy nghề Nguyễn Đức Thiện chia sẻ: Bản thân cũng là một người khiếm thị nên ông rất hiểu và thông cảm với những mảnh đời khiếm thị. Nếu không có sự quan tâm và định hướng từ xã hội, người khiếm thị rất dễ mặc cảm, tự ti. Đến nay, hầu hết học sinh tại lớp tiền hòa nhập ở Trung tâm đều rất tiến bộ. Sau khi vào các lớp hòa nhập, một số em đã đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến nhiều năm liền như Nguyễn Đức Phi, Lê Thanh Yên…
Bên cạnh đó, trung tâm còn có lớp dạy tin học cho những người khiếm thị. Học con chữ qua Braille đã là một thành công lớn đối với người khiếm thị, việc sử dụng được máy tính là một kỳ tích của những con người này. Thầy giáo Nguyễn Đăng Đạt, người đã có 5 năm gắn bó với lớp dạy tin học đặc biệt này cho biết: “Đây là lớp học đặc biệt dành cho người khiếm thị. Dù trẻ hay già thì họ đều có một mong ước là được tiếp cận tri tức, tiếp cận với công nghệ để phấn đấu hòa nhập cộng đồng.
Với người khiếm thị, để học và thực hành bộ môn tin học là điều rất khó khăn. Với sự hỗ trợ của phần mềm, những người khiếm thị mới làm quen với máy vi tính chỉ có thể nghe, đọc được những bài, tin chính chứ muốn tra cứu những bài liên quan hoặc cũ hơn cũng rất khó. Chỉ có tinh thần ham học cùng sự tận tình dạy dỗ của giáo viên mới có thể giúp họ thành công. Bài học đầu tiên với các học viên là làm quen với bàn phím, nhớ vị trí, chức năng của từng phím. Khi thành thạo các phím, những người khiếm thị sẽ được dạy các kỹ năng cơ bản như soạn thảo và căn chỉnh văn bản trên Microsoft Word, quản lý dữ liệu, sử dụng hòm thư, đọc báo, tìm kiếm tài liệu.Với người bình thường, khi sử dụng máy tính có thể dùng "chuột" để thao tác các lệnh của máy tính. Nhưng với người khiếm thị, do không nhìn được màn hình nên máy tính của họ được cài thêm một Chương trình đọc màn hình JAWS (Job Access With Speech - phần mềm đọc màn hình cho người khiếm thị mạnh nhất thế giới hiện nay).
Lớp học vi tính dành cho người khiếm thị ở Trung tâm giáo dục và dạy nghề, Hội người mù tỉnh Vĩnh Phúc đã mở ra cánh cửa tri thức, giúp người khiếm thị cập nhật thông tin, tìm hiểu kiến thức mới; giúp họ vượt qua mặc cảm, tự tin hòa nhập cộng đồng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.